Thứ Ba, 27 tháng 8, 2013

Tự đánh giá để chọn ngành nghề - Phần 7/7: Sở thích

Sở thích là những điều, những hoạt động, và những trải nghiệm mà bạn thích thú và kích động. Phần lớn điều ta làm trong lúc rảnh là sở thích. Sở thích thường biểu lộ một số giá trị quan trọng nhất của chúng ta. Hơn nữa, bạn có thể quan tâm đến một hoạt động, một trải nghiệm, ... mà không cần thật sự tham gia vào đó. Một danh mục có chọn lọc các sở thích và/hay hoạt động trong lúc rảnh được trình bày dưới đây. Hãy đọc hướng dẫn và hoàn thành bảng điều tra.

☆ Hướng dẫn: Hãy đọc toàn bộ danh mục và khoanh tròn những điều, những hoạt động, hay những trải nghiệm mà bạn HẾT SỨC QUAN TÂM, sau đó lọc ra ít nhất 5 nhưng không nhiều hơn 7 mục mà bạn quan tâm nhất.

lãnh đạo
làm bếp
diễn xuất
làm vườn
giải toán
thăm viện bảo tàng
tổ chức hoạt động cộng đồng
làm việc với người khác
thể thao và trò chơi dưới nước
lao động nặng
đọc sách
viết lách
xâu chuỗi
bán hàng
xem kịch
lái xe
âm nhạc
giảng dạy
đóng hộp
dạy dỗ con cái
kiếm tiền
cạnh tranh với người khác
trò chơi điện tử
đồ điện tử
cờ vua/tướng
nghe radio
xem TV
ăn uống
bowling
thủ công mỹ nghệ
du lịch
đồ cổ
trò chuyện
ngoại ngữ
phim ảnh
chính trị
bắn súng
đan
sưu tầm (bướm, lá, tem, tiền xu, ...)
thiết kế thời trang
lắp ráp đồ điện tử
trang trí nội thất
du lịch ba lô
ngắm chim
cắm trại
thám hiểm
bay
leo núi
cưỡi ngựa
đi dạo
làm xiếc
soạn nhạc
hòa tấu
thắt nút
thêu thùa
chụp ảnh
làm gốm
nặn tượng
đánh máy
khiêu vũ
gặp gỡ bạn bè
hội chợ
trình diễn thời trang
hội văn hóa
diễu hành
hộp đêm
tiệc tùng
chat trên mạng
làm thơ
tham gia sô tài năng
tham gia nhiều loại sô
thư viện
sở thú
thiên văn
hội thanh niên
bắn cung
lãnh đạo câu lạc bộ
bảo tồn
y tế
làm việc với ngôn từ và ý tưởng
hoạt động tôn giáo
vẽ tranh
giúp người nghèo
săn, bắn, bẫy, …
sinh vật, sự sống, …
xe ô tô và cơ khí
thể thao đồng đội (bóng rổ, bóng đá, ...)
thể thao cá nhân (bơi, tennis, chạy bộ, …)
thuyền buồm
ngắm cảnh
đi bộ
từ thiện
tư vấn cho người khác
quan hệ hàng xóm
hiệp hội hòa bình
hoạt động quân đội
trò chơi chiến tranh
hội chữ thập đỏ
thăm người già, bệnh tật
Red Cross
hội cựu chiến binh
hội cải thiện đời sống cá nhân và gia đình
đi nhà sách
hội nghị hội thảo
tranh luận
soạn thảo công văn giấy tờ
chơi xếp hình
thí nghiệm
giảng bài
tổ chức các hoạt động
báo cáo thuế
nghiên cứu
triển lãm khoa học
học thêm
tham gia sô đối thoại
chăm sóc tại trung tâm y tế
viết nhật ký
trưng bày đồ cổ
triển lãm tranh
bán đấu giá
triển lãm ô tô
nghiên cứu tôn giáo
triển lãm tàu thuyền
tham gia ca đoàn tôn giáo
vui chơi hay ca hát với nhóm bạn
dinh dưỡng
đầu tư
xây nhà
tử vi
xe máy
truyền thanh truyền hình
làm việc nhà
thể dục
học cái mới
truyện tranh
tạp chí
báo chí
tạp chí chuyên ngành
ngủ
ngắm cửa hàng
dạy nghề hay thể thao
tham quan chợ trời
xem phim du lịch
đua xe
thể dục thể hình
trượt patin
cử tạ
dựng hàng rào
du lịch nước ngoài

-- Nguồn: Ngành nghề ở trình độ cao đẳng đại học: Một hướng dẫn để lập kế hoạch sống hiệu quả, tái bản lần 6. Paul Phifer, Ferguson Publishing, 2009.

Tự đánh giá để chọn ngành nghề - Phần 6/7: Giá trị công việc

Giá trị công việc là những điều, những hoạt động, hay những quan hệ về công việc mà bạn coi trọng nhất và khao khát đạt đến hay góp phần. Giá trị công việc khá gần với giá trị sống, nhưng nhiều giá trị liên quan đặc biệt đến nghề nghiệp. Giá trị công việc phản ánh sâu sắc nội tâm bên trong của bạn. Hãy đọc hướng dẫn và hoàn thành bảng điều tra dưới đây.

☆ Hướng dẫn: Hãy đọc toàn bộ danh mục. Sau đó đọc lại và ghi vào khoảng trống trước mỗi giá trị công việc một mã số mô tả đúng nhất mức độ về tầm quan trọng của nó đối với bạn:
KQT = Không Quan Trọng Lắm
QT = Quan Trọng
RQT = Rất Quan Trọng
Sau đó khoanh tròn mục RQT, tức mục bạn xem là quan trọng nhất (xác định ít nhất 5 mục nhưng không nhiều hơn 7)

___ THÀNH ĐẠT (đạt được điều mà mọi người không thể làm hay sẽ không làm; làm điều khó và/hay cần nhiều nỗ lực)
___ TIẾN BỘ (cơ hội có được vị trí hay học vị cao hơn)
___ TRỢ TÁ (được người khác hướng dẫn và giám sát; không thích lãnh đạo hay hướng dẫn người khác hoặc định hướng hành động)
___ LỢI ÍCH (có bảo hiểm y tế và xã hội tốt; được trợ cấp thất nghiệp và nghỉ dưỡng)
___ CẠNH TRANH (ở môi trường buộc phải cạnh tranh hoặc luôn có đối thủ; bị thử thách)
___ SÁNG TẠO (có thể thử nghiệm ý tưởng mới; có tinh thần đổi mới)
___ MÔI TRƯỜNG (ở môi trường thể chất và xã hội phù hợp với tính khí và giá trị của mình, chẳng hạn đẹp, gọn gàng, thân thiện, ấm áp, ...)
___ TIẾP XÚC THỰC TẾ (làm việc với đồ vật, đối tượng, và/hay thiết bị; dùng tay và các bộ phận cơ thể để thực hiện nhiệm vụ chủ yếu cần yếu tố thể chất)
___ GIÚP NGƯỜI (tham gia vào các hoạt động trực tiếp giúp đỡ và hỗ trợ người khác)
___ ĐỘC LẬP (ít hoặc không bị giám sát; tự làm và tự quyết định)
___ CÔNG NGHIỆP (luôn bận bịu và hoạt động liên tục; có thể vừa lao động chân tay vừa lao động trí óc; ít hoặc không có thời gian chết)
___ LÝ THÚ (hầu như lúc nào cũng vui thú và đam mê công việc)
___ LÃNH ĐẠO (giữ vị trí lãnh đạo, giám sát, hay quản lý; chịu trách nhiệm quản lý người khác)
___ HỌC HỎI (dùng trí năng; gia tăng kiến thức và hiểu biết; động não)
___ TIỀN TÀI (hưởng lương cao)
___ TIẾP XÚC VỚI CON SỐ (làm việc với con số; lập bảng biểu; báo cáo và tổng kết thống kê)
___ GIAO TIẾP VỚI CON NGƯỜI (giao tiếp và hợp tác chặt chẽ vớingười khác; hầu như lúc nào cũng có người vây quanh)
___ QUAN HỆ TÍCH CỰC (có khả năng và giữ tốt quan hệ với đồng nghiệp và cấp trên; làm việc với người hợp tính; ở trong môi trường ấm áp và hợp tác tốt)
___ DANH TIẾNG (có vị trí rất quan trọng và có ảnh hưởng đến nhiều người; ở vị trí rất được kính trọng)
___ NIỀM TIN TÔN GIÁO (làm việc trong môi trường phù hợp với niềm tin tôn giáo; công việc không ảnh hưởng đến việc thực hành giáo lý)
___ AN NINH (không quá lo lắng đến tình trạng đuổi việc, mất việc, giảm giờ làm, ...)
___ TỰ QUẢN (có thể làm điều mình muốn và quyết định phương cách làm việc)
___ LÀNH NGHỀ (khả năng làm một hay nhiều việc cần tay nghề rất cao; có thể làm được điều đòi hỏi nỗ lực hay đào tạo đặc biệt)
___ ĐƯỢC HỖ TRỢ (ở môi trường làm việc được hỗ trợ về tinh thần, được nâng đỡ, và được che chở)
___ DU LỊCH (đi lại nhiều; có ngân sách đi lại)
___ ĐA DẠNG (làm nhiều việc khác nhau; không phải làm những việc lặp đi lặp lại)
___ THOẢI MÁI (khá linh hoạt và tự do trong quyết định làm vượt mức, nghỉ ngơi, số giờ làm việc trong ngày, ưu tiên cho gia đình, và các mối quan tâm bên ngoài; có thể tham gia các hoạt động ngoài công việc mà không bị cấm đoán)
___ NHIỀU Ý TƯỞNG (cần nói năng, trình diễn, và viết lách)
___ GIÁ TRỊ KHÁC: ............................................................
___ ............................................................
___ ............................................................

-- Nguồn: Ngành nghề ở trình độ cao đẳng đại học: Một hướng dẫn để lập kế hoạch sống hiệu quả, tái bản lần 6. Paul Phifer, Ferguson Publishing, 2009.

Tự đánh giá để chọn ngành nghề - Phần 5/7: Giá trị sống

Giá trị sống là những điều, những hoạt động, hay những quan hệ mà bạn coi trọng nhất và khao khát đạt đến hay góp phần. Giá trị sống cho ta sự động viên cần thiết để chịu đựng nhiều khó khăn thử thách trong đời. Hãy đọc hướng dẫn và hoàn thành bảng điều tra dưới đây.

☆ Hướng dẫn: Hãy đọc toàn bộ danh mục. Sau đó đọc lại và ghi vào khoảng trống trước mỗi giá trị sống một mã số mô tả đúng nhất mức độ về tầm quan trọng của nó đối với bạn:
KQT = Không Quan Trọng Lắm
QT = Quan Trọng
RQT = Rất Quan Trọng
Sau đó khoanh tròn mục RQT, tức mục bạn xem là quan trọng nhất (xác định ít nhất 5 mục nhưng không nhiều hơn 7)

___ THÀNH ĐẠT (có thể thấy hay trải nghiệm các kết quả có được nhờ kiên trì hoặc chăm chỉ)
___ VẺ ĐẸP (đánh giá cao và tận hưởng vẻ đẹp chỉ vì vẻ đẹp, chẳng hạn trong nghệ thuật và/hay trong thiên nhiên)
___ VỊ THA (quan tâm đặc biệt và cống hiến cho phúc lợi của người khác; phục vụ người khác)
___ TỰ TRỊ (độc lập; khả năng tự quyết định; tự định hướng; không lệ thuộc người khác)
___ SÁNG TẠO (khả năng thử nghiệm ý tưởng mới của mình; khác biệt với truyền thống; đổi mới)
___ HẠNH PHÚC (bình an trong tâm; khả năng nhận diện và giải quyết xung đột nội tâm; ít lo lắng)
___ KHỎE MẠNH (duy trì được thể trạng đủ tốt; ít đau ốm, ...)
___ GIÚP ĐỠ NHÂN LOẠI (tham gia hoạt động hay khám phá, phát triển và chế tạo điều gì đó có ảnh hưởng tích cực đến nhiều người; góp phần tạo ra giá trị bền vững)
___ TRUNG THỰC (với bản thân và với người khác)
___ CÔNG BẰNG
___ KIẾN THỨC (ham học hỏi; tìm kiếm chân lý)
___ TÌNH YÊU (cảm giác ấm áp, săn sóc, dâng hiến, chấp nhận người khác vô điều kiện)
___ TRUNG THÀNH (với một người, một nhóm, hay một tổ chức; không bỏ rơi; gắn bó khi gặp khó khăn)
___ ĐẠO ĐỨC (tin và gìn giữ các tiêu chuẩn đạo đức; phẩm giá cá nhân; liêm chính; làm điều thực sự tin là đúng)
___ HÌNH THỂ (hấp dẫn; gọn gàng, sạch sẽ, và mặc đẹp)
___ SUNG SƯỚNG (thỏa mãn, vui vẻ, hài lòng)
___ QUYỀN LỰC
___ DANH VỌNG (thường xuyên được đề cao và ca ngợi)
___ NIỀM TIN TÔN GIÁO (có liên hệ cá nhân với Thượng Đế)
___ AN NINH (sống yên ổn; thấy trước kết quả hay được nâng đỡ trước khi làm điều rủi ro)
___ KHÉO LÉO (rất giỏi về một phương diện nào đó; giỏi hơn bình thường; chuyên môn cao)
___ GIÀU CÓ (nhiều tiền của)
___ THÔNG THÁI (hiểu biết và nhận thức sâu sắc; cảm nhận và đánh giá đúng; có thể quyết định đúng và hiệu quả)

-- Nguồn: Ngành nghề ở trình độ cao đẳng đại học: Một hướng dẫn để lập kế hoạch sống hiệu quả, tái bản lần 6. Paul Phifer, Ferguson Publishing, 2009.

Tự đánh giá để chọn ngành nghề - Phần 4/7: Kỹ năng

Kỹ năng có thể được phân thành hai loại chính: khả năng tiếp thu và năng khiếu bẩm sinh.

KHẢ NĂNG TIẾP THU - Khả năng tiếp thu có thể được định nghĩa là điều gì đó mà bạn có thể làm được sau khi luyện lập và/hay thực hành. Khả năng tiếp thu và kỹ năng thường được cho là giống nhau; tuy nhiên để có kỹ năng, thường có nghĩa là bạn có thể làm giỏi điều gì đó. Ý thức được các khả năng tốt nhất của mình có thể giúp bạn tự tin hơn rất nhiều.

NĂNG KHIẾU BẨM SINH - Năng khiếu bẩm sinh là những hoạt động mà bạn có thể làm giỏi và dường như đến với bạn một cách dễ dàng và tự nhiên. Một số người có năng khiếu bẩm sinh nhưng họ hoặc không biết hoặc không thể phát triển đến mức cao nhất. Ý thức được năng khiếu bẩm sinh của mình có thể giúp bạn hiểu bản thân nhiều hơn.
☆ Hướng dẫn: Hãy đặt chữ "A" ở trước lĩnh vực mà bạn tin rằng bạn có KHẢ NĂNG TIẾP THU hay NĂNG KHIẾU BẨM SINH. Hãy bổ sung các kỹ năng mà bạn có thể có. Để trống những lĩnh vực nào bạn không chắc chắn có. Sắp hạng 5 kỹ năng tốt nhất của bạn.

___ Hiểu được các hướng dẫn, các dữ kiện, và lý luận nằm trong đó; có khả năng lập luận và xét đoán
___ Hiểu được ý nghĩa của lời nói và ý tưởng; có khả năng trình bày thông tin và ý tưởng rõ ràng
___ Làm phép tính số học nhanh và chính xác
___ Nhìn hình vẽ hay ảnh hai chiều từ đó hình dung được ảnh ba chiều của chúng hoặc xác định được chiều cao, chiều rộng, và chiều sâu (chẳng hạn khi đọc bản vẽ thiết kế, mẫu mã, ...)
___ Quan sát chi tiết trên hình vẽ hay ảnh để so sánh đối chiếu; Nhận ra khác biệt về hình dạng, độ sáng tối, ...
___ Quan sát các chi tiết và nhận ra sai sót trong con số, lỗi chính tả, và dấu câu trong các tài liệu, bảng biểu; khó mắc lỗi khi sao chép
___ Phối hợp mắt và bàn tay hay ngón tay để thực hiện nhiệm vụ nhanh chóng và chính xác
___ Dùng ngón tay làm việc với các vật thể nhỏ một cách nhanh chóng và chính xác
___ Khéo tay trong lắp đặt và xoay chuyển
___ Kết hợp chân tay để đáp lại các tín hiệu thị giác, ...
___ Phân biệt màu sắc hay độ sáng tối; biết đối chiếu màu sắc
___ Phát hiện lỗi trong văn bản
___ Làm đúng theo chỉ dẫn
___ Đặt câu hỏi hay
___ Cải thiện kết quả của người khác
___ Giải thích rõ ràng
___ Lên kế hoạch và tổ chức
___ Thao tác với thiết bị cơ học
___ Mở rộng kết quả của người khác
___ Tìm tòi và nghiên cứu
___ Lập ngân sách
___ Nhìn nhận và xử lý vấn đề đúng trọng tâm
___ Giọng nói rõ ràng
___ Tiếp nhận lời khuyên mang tính xây dựng
___ Sáng tạo
___ Giữ quan hệ tốt với người khác
___ Tư vấn cho người khác
___ Làm nghệ thuật
___ Giữ sổ sách ghi chép
___ Lãnh đạo và giám sát người khác
___ Dạy người khác
___ Làm vườn
___ Đánh máy
___ Cho người khác lời khuyên hữu ích
___ Linh hoạt
___ Vẽ và thiết kế vật dụng
___ Vật dụng cơ học
___ Huấn luyện người khác thực hành
___ Lái xe
___ Trình diễn trước công chúng
___ Chấp nhận rủi ro
___ Giải quyết xung đột
___ Chú ý hình dáng, kích cỡ, ...
___ Làm đến nơi đến chốn
___ Sửa chữa và làm dịch vụ về máy tính
___ Thuyết phục người khác
___ Quyết định đúng khi gặp sự cố khẩn cấp
___ Đơn giản hóa vấn đề trông có vẻ phức tạp
___ Học từ sai lầm và kinh nghiệm trong quá khứ
___ Làm việc độc lập trong khoảng thời gian dài
___ Hiểu và đọc thiết kế, bản đồ, bản vẽ, ...
___ Nghe và nắm bắt được điều người khác nói
___ Hiểu lý do đằng sau các hành vi hay sự kiện
___ Ước lượng chi phí
___ Hiểu cảm xúc của người khác
___ Đọc hiểu
___ Làm việc nặng
___ Viết lách
___ Sao chép kết quả của người khác
___ Thu thập
___ Chế tác vật dụng từ gỗ, kim loại hay vật liệu khác
___ Nói trước công chúng
___ Làm việc với con số hay giải quyết vấn đề liên quan đến kế toán
___ Thao tác máy tính
___ Khích lệ người khác hành động
___ Chi tiết và cẩn thận
___ Bày tỏ cảm xúc
___ Quản lý thời gian
___ Phân biệt âm thanh
___ Làm giúp người khác
___ Giao tiếp với người khác
___ Kiểm soát cảm xúc bản thân
___ Nghĩ trước làm sau
___ Thể thao có tính đồng đội (bóng rổ, bóng đá, ...)
___ Thể thao có tính cá nhân (tennis, golf, ...)
___ Học ngoại ngữ
___ Học các môn xã hội
___ Học các môn khoa học
___ Kỹ năng khác: .........................................................................
___ ................................................................................................
___ ................................................................................................

-- Nguồn: Ngành nghề ở trình độ cao đẳng đại học: Một hướng dẫn để lập kế hoạch sống hiệu quả, tái bản lần 6. Paul Phifer, Ferguson Publishing, 2009.

Tự đánh giá để chọn ngành nghề - Phần 3/7: Điểm yếu

Hãy khoanh tròn những điểm giống với bạn nhất và sắp hạng 5 điểm yếu nhất của bạn.


-- Nguồn: Ngành nghề ở trình độ cao đẳng đại học: Một hướng dẫn để lập kế hoạch sống hiệu quả, tái bản lần 6. Paul Phifer, Ferguson Publishing, 2009.

Tự đánh giá để chọn ngành nghề - Phần 2/7: Điểm mạnh

Hãy khoanh tròn những điểm bạn tin giống với bạn nhất và sắp hạng 5 điểm mạnh nhất của bạn.


-- Nguồn: Ngành nghề ở trình độ cao đẳng đại học: Một hướng dẫn để lập kế hoạch sống hiệu quả, tái bản lần 6. Paul Phifer, Ferguson Publishing, 2009.

Tự đánh giá để chọn ngành nghề - Phần 1/7: Tính khí

Tính khí là những cá tính liên quan đến cách mà bạn tư duy, cảm nhận, hành xử, và để xác định xem bạn có thoải mái hay khó chịu trước một tình huống. Hãy đọc hướng dẫn và hoàn thành bảng điều tra dưới đây.

☆ Hãy đánh giá từng tính khí dưới đây theo thang điểm từ 1 đến 12 (1 là tình huống bạn cảm thấy THOẢI MÁI NHẤT). Hãy ghi điểm vào phần gạch dưới ở trước mỗi chữ cái. Nếu bạn có cùng cảm giác thoải mái trên nhiều tính khí, đừng ngại cho cùng một điểm số.

___A. Các tình huống gồm NHIỀU LOẠI trách nhiệm cần thường xuyên THAY ĐỔI (thực hiện nhiều hoạt động khác nhau).

___B. Các tình huống LẶP ĐI LẶP LẠI hay THƯỜNG XUYÊN LẶP LẠI ĐIỀU GÌ ĐÓ theo những thủ tục hay qui trình định sẵn (thực hiện cùng một công việc nhiều lần)

___C. Các tình huống THỰC HIỆN CÔNG VIỆC phải THEO HƯỚNG DẪN CỤ THỂ, có ít hay không có không gian để hành động / đánh giá độc lập khi giải quyết vấn đề (cần ít hay không cần ý kiến cá nhân).

___D. Các tình huống cần BÀN THẢO VỚI CON NGƯỜI trong những công việc không chỉ hạn chế trong trách nhiệm đưa ra hay tiếp nhận chỉ dẫn (giao tiếp và hợp tác nhiều với con người).

___E. Các tình huống cần HƯỚNG DẪN, KIỂM SOÁT, và LÊN KẾ HOẠCH cho toàn bộ hoạt động hay nhiều hoạt động của người khác.

___F. Các tình huống LÀM VIỆC ĐƠN ĐỘC và tách biệt khỏi người khác mặc dù hoạt động này có thể được tích hợp với hoạt động của người khác (tự làm phần lớn hay toàn bộ công việc mặc dù công việc đó có thể kết hợp với người khác).

___G. Các tình huống TÁC ĐỘNG ĐẾN CON NGƯỜI về ý kiến, thái độ, hay đánh giá của họ trên ý tưởng hay vấn đề nào đó (khả năng thuyết phục người khác theo cách họ nghĩ, hành động, và cư xử).

___H. Các tình huống HOÀN THÀNH CÔNG VIỆC DƯỚI ÁP LỰC CAO hay khi phải đương đầu với những vấn đề căng thẳng hoặc bất ngờ hay phải chấp nhận rủi ro (bị thử thách, chấp nhận thử thách và vượt qua thử thách).

___I. Các tình huống đòi hỏi phải ĐỀ XUẤT Ý KIẾN CÁ NHÂN (ra quyết định theo kinh nghiệm cá nhân và dựa trên các giác quan như nhìn, ngửi, nghe, nếm, hay xúc chạm).

___J. Các tình huống đòi hỏi phải ra quyết định qua CÁC TIÊU CHUẨN CÓ THỂ ĐO LƯỜNG HAY KIỂM CHỨNG (ra quyết định dựa trên điều gì đó đo lường được hoặc có thể đo lường được dựa trên sự kiện, qui tắc, hay tiêu chuẩn).

___K. Các tình huống cần DIỄN GIẢI VÀ BÀY TỎ CẢM XÚC, Ý TƯỞNG, HAY SỰ KIỆN THEO SÁNG TẠO CÁ NHÂN (chẳng hạn qua lời ca, diễn xuất, viết lách, hội họa, ...).

___L. Các tình huống cần CHÍNH XÁC theo những giới hạn hay tiêu chuẩn định sẵn (chi tiết và chính xác).

-- Nguồn: Ngành nghề ở trình độ cao đẳng đại học: Một hướng dẫn để lập kế hoạch sống hiệu quả, tái bản lần 6. Paul Phifer, Ferguson Publishing, 2009.

Tự đánh giá để chọn ngành nghề: Giới thiệu

Trước khi quyết định chọn một ngành nghề, điều trước tiên là phải tự đánh giá và xác định điều gì là quan trọng nhất đối với bản thân. Bản hướng dẫn tới đây sẽ giúp bạn tự đánh giá về 7 phương diện: tính khí, điểm mạnh, điểm yếu, kỹ năng (bao gồm khả năng tiếp thu và năng khiếu bẩm sinh), giá trị sống, giá trị công việc, và sở thích. Bạn cần nghiêm túc thực hiện bản tự đánh giá này để từ đó xác định một hướng đi vững chắc trong đời.

-- Nguồn: Ngành nghề ở trình độ sau trung học phổ thông: Một hướng dẫn để lập kế hoạch sống hiệu quả, tái bản lần 6. Paul Phifer, Ferguson Publishing, 2009.

Thứ Hai, 19 tháng 8, 2013

Kỹ năng mềm 11/11: Nhìn xa trông rộng

Đây là kỹ năng dành cho lãnh đạo cấp cao


  • Nguyên tắc: Tư duy như một doanh nhân và phát triển tầm nhìn xa
  • Chiến lược: Tìm kiếm các cơ hội tiềm tàng không ở trong môi trường làm việc của mình


QUI TẮC 1: Xem xét toàn cảnh để nhận ra cơ hội
Xem xét thay đổi để nâng cao hiệu suất của nhóm, xem xét làm thế nào ta có thể tác động đến hoạt động của người khác, và xem xét làm thế nào người khác tác động lại chúng ta.

QUI TẮC 2: Xây dựng kế hoạch dài hạn
Xây dựng tầm nhìn và đề ra một kế hoạch hành động để hiện thực tầm nhìn đó.

QUI TẮC 3: Quảng bá tầm nhìn
Trình bày thông suốt tầm nhìn đến các bên tham gia nếu kế hoạch hành động để hiện thực tầm nhìn đó nằm ngoài tầm kiểm soát và quyền hạn của mình.

-- Nguồn: Thăng tiến sự nghiệp nhanh chóng: Kỹ năng mềm dành cho chuyên viên kỹ nghệ và công nghệ thông tin. Wushow “Bill” Chou, IEEE Press Wiley, 2013.

Chủ Nhật, 18 tháng 8, 2013

Kỹ năng mềm 10/11: Giao việc


  • Nguyên tắc: Sáng suốt khi giao việc
  • Chiến lược: Giao đúng người đúng việc đúng thời điểm


QUI TẮC 1: Làm ít được nhiều
Tránh "xét nét" vì như vậy sẽ làm nhiều mà được ít.

QUI TẮC 2: Giao đúng người đúng việc
Hiểu thế mạnh và sở thích của nhân viên để theo đó mà giao việc.

QUI TẮC 3: Tạo tranh cãi bằng cách không gây tranh cãi
Thành lập hội đồng học thuật nhằm đề xuất ý kiến trên những vấn đề gây tranh cãi. Bằng cách kiểm soát thành phần hội đồng, ta có thể nhận được ý kiến đề xuất thích hợp.

-- Nguồn: Thăng tiến sự nghiệp nhanh chóng: Kỹ năng mềm dành cho chuyên viên kỹ nghệ và công nghệ thông tin. Wushow “Bill” Chou, IEEE Press Wiley, 2013.

Thứ Bảy, 17 tháng 8, 2013

Kỹ năng mềm 9/11: Truyền cảm


  • Nguyên tắc: Quan tâm đến nhân viên
  • Chiến lược: Tâm niệm rằng mối bận tâm lớn lao nhất là nghề nghiệp của nhân viên và theo đó mà hành xử

QUI TẮC 1: Chiếm niềm tin qua lòng trung thành
Chiếm niềm tin chân thành của nhân viên qua thể hiện lòng trung thành của mình đối với họ. Niềm tin có được từ nhân viên phải xuất phát từ tự nguyện, không thể đòi hỏi.

QUI TẮC 2: Nhận khen thưởng bằng cách từ chối khen thưởng
Kiềm chế không trực tiếp nhận khen thưởng từ thành quả của nhân viên. Như vậy là đã được khen thưởng rồi.

QUI TẮC 3: Truyền cảm bằng cách khen ngợi
Truyền cảm hứng đến nhân viên bằng lời khen ngợi và khích lệ chân thành.

-- Nguồn: Thăng tiến sự nghiệp nhanh chóng: Kỹ năng mềm dành cho chuyên viên kỹ nghệ và công nghệ thông tin. Wushow “Bill” Chou, IEEE Press Wiley, 2013.

Thứ Sáu, 16 tháng 8, 2013

Kỹ năng mềm 8/11: Ứng xử với cấp trên


  • Nguyên tắc: Giữ thể diện cho cấp trên
  • Chiến lược: Nhường khen thưởng cho cấp trên về những thành quả đã đạt; ủng hộ chính sách của cấp trên, và bênh vực cho những yếu kém của họ


QUI TẮC 1: Chiếm niềm tin qua lòng trung thành
Dùng lời nói và việc làm để bày tỏ lòng trung thành với cấp trên.

QUI TẮC 2: Được biết ơn nhờ chia sẻ phần khen thưởng và lãnh nhận chỉ trích
Chia sẻ phần thưởng với cấp trên về các thành công và lãnh nhận chỉ trích khi cấp trên góp phần vào thất bại.

QUI TẮC 3: Tinh tế
Tính tế để hiểu được ý đồ của cấp trên trong những tình huống không rõ ràng. Biết được cấp trên thích hay không thích điều gì và không muốn hay muốn thực hiện điều gì.

QUI TẮC 4: Chủ động và nhìn xa
Chủ động tìm cách cải thiện hiệu suất, mở rộng hoạt động và dịch vụ, tăng hiệu quả đầu tư.

QUI TẮC 5: Phấn khích trước những thử thách
Sẵn sàng đón nhận mọi nhiệm vụ khó khăn và hoàn thành tốt. Đây là cơ hội để được biết đến và được đề bạt.

-- Nguồn: Thăng tiến sự nghiệp nhanh chóng: Kỹ năng mềm dành cho chuyên viên kỹ nghệ và công nghệ thông tin. Wushow “Bill” Chou, IEEE Press Wiley, 2013.

Thứ Năm, 15 tháng 8, 2013

Kỹ năng mềm 7/11: Phỏng vấn xin việc


  • Nguyên tắc: Gây ấn tượng với người phỏng vấn
  • Chiến lược: Chuẩn bị thật chu đáo; tránh thể hiện bất kỳ thái độ nào có thể bị hiểu là kiêu ngạo


QUI TẮC 1: Chuẩn bị thật chu đáo bằng cách thu thập thông tin liên quan
Thu thập và phân tích thông tin liên quan đến vị trí tuyển dụng, bao gồm các chi tiết về công việc, sứ mạng của tổ chức đó, và nếu được thì thông tin về những người sẽ phỏng vấn mình.

QUI TẮC 2: Làm nổi bật thế mạnh của bản thân
Tự gây ấn tượng bằng cách "xấu che tốt khoe", đặc biệt trên những yêu cầu của vị trí tuyển dụng.

QUI TẮC 3: Dự phòng các phát biểu ngắn phù hợp với nội dung phỏng vấn
Dự phòng các phát biểu ngắn phù hợp với nội dung phỏng vấn nhằm gây ấn tượng và tạo đồng thuận.

QUI TẮC 4: Tìm hiểu người phỏng vấn và đồng thuận với họ
Nói những điều mà người phỏng vấn quan tâm và kỳ vọng nhằm tạo đồng thuận với họ.

QUI TẮC 5: Làm người phỏng vấn tin tưởng bằng cách thể hiện sự tự tin

QUI TẮC 6: Tránh sai lầm do quá tự tin
Cảnh giác với trạng thái chuyển từ tự tin sang tự tin thái quá.

-- Nguồn: Thăng tiến sự nghiệp nhanh chóng: Kỹ năng mềm dành cho chuyên viên kỹ nghệ và công nghệ thông tin. Wushow “Bill” Chou, IEEE Press Wiley, 2013.

Thứ Tư, 14 tháng 8, 2013

Kỹ năng mềm 6/11: Nghề nghiệp


  • Nguyên tắc: Dùng chiến lược "chột trong xứ mù"
  • Chiến lược: Tìm tổ chức hay vị trí có thể tận dụng thế mạnh của mình


QUI TẮC 1: Làm sao để là "chột trong xứ mù"
Tìm môi trường làm việc để có thể nổi trội. Điều này giúp có cơ hội thăng tiến sự nghiệp tốt hơn.

QUI TẮC 2: Chuyển sang môi trường làm việc tốt hơn khi có cơ hội
Sau khi đã hoàn thành mục tiêu tại một nơi, hãy chuyển sang nơi khác để có vị trí hứa hẹn hơn.

QUI TẮC 3: Ý thức rõ vấn đề "chịu đấm ăn xôi"
Chuyển cơ quan hoặc chuyển vị trí  hoặc từ bỏ con đường thăng tiến sự nghiệp nếu không thể tiến bộ như mong muốn.

QUI TẮC 4: Tạo ấn tượng tốt khó phai bằng cách gây ấn tượng tốt ngay từ đầu
Gây ấn tượng tốt ngay từ đầu bằng cách làm thật tốt công việc khi bắt đầu vị trí mới. Ấn tượng ban đầu là ấn tượng khó phai.

-- Nguồn: Thăng tiến sự nghiệp nhanh chóng: Kỹ năng mềm dành cho chuyên viên kỹ nghệ và công nghệ thông tin. Wushow “Bill” Chou, IEEE Press Wiley, 2013.

Thứ Ba, 13 tháng 8, 2013

Kỹ năng mềm 5/11: Thời gian


  • Nguyên tắc: Nhận thức rằng thời gian quí hơn tiền bạc
  • Chiến lược: Tập trung vào hiệu quả đầu tư; biến thời gian rảnh thành cơ hội; hạn chế tối thiểu thời gian chết


QUI TẮC 1: Nhiệt tình đầu tư thời gian giống như các nhà đầu tư mạo hiểm sử dụng tiền bạc
Đầu tư vừa đủ và sáng suốt ở bước đầu, với mục tiêu đạt hiệu quả đầu tư to lớn.

QUI TẮC 2: Một công đôi việc
Nếu có thể, lên kế hoạch tạo một kết quả nhưng có thể giải quyết nhiều nhiệm vụ.

QUI TẮC 3: Ý thức rõ hiệu quả đầu tư
Nếu có thể, chọn việc nào đem lại hiệu quả đầu tư cao nhất; nếu có cơ hội thì cải thiện không ngừng hiệu quả đầu tư.

QUI TẮC 4: Biến thời gian chết thành thời gian có ích
Tìm điều có ích để làm nếu buộc phải tham gia những hoạt động vô ích - nhưng chỉ khi nào có thể và thích hợp.

QUI TẮC 5: Biến thời gian rảnh thành cơ hội
Dùng thời gian rảnh để tham gia các hoạt động nâng cao tay nghề.

QUI TẮC 6: Giữ tâm trí được sáng suốt qua các giấc ngủ ngắn
Tranh thủ có những giấc ngủ ngắn trong ngày (chỉ khi nào có thể). Đây có thể là cách đầu tư thời gian tốt nhất.

-- Nguồn: Thăng tiến sự nghiệp nhanh chóng: Kỹ năng mềm dành cho chuyên viên kỹ nghệ và công nghệ thông tin. Wushow “Bill” Chou, IEEE Press Wiley, 2013.

Triết lí đào tạo của Khai Trí BIS


Thứ Hai, 12 tháng 8, 2013

Đường thành công: Phần kết


-- Nguồn: Bước đường: Các chiến lược để thành công trong đường học và đường đời, tái bản lần 6, trang 279.

Đường thành công: Phát triển trí tuệ cảm xúc


-- Nguồn: Bước đường: Các chiến lược để thành công trong đường học và đường đời, tái bản lần 6, trang 243.

Đường thành công: Học suốt đời


-- Nguồn: Bước đường: Các chiến lược để thành công trong đường học và đường đời, tái bản lần 6, trang 207.

Đường thành công: Tự tri


-- Nguồn: Bước đường: Các chiến lược để thành công trong đường học và đường đời, tái bản lần 6, trang 171.

Đường thành công: Vận dụng bản chất tương liên


-- Nguồn: Bước đường: Các chiến lược để thành công trong đường học và đường đời, tái bản lần 6, trang 139.

Đường thành công: Làm chủ bản thân


-- Nguồn: Bước đường: Các chiến lược để thành công trong đường học và đường đời, tái bản lần 6, trang 101.

Đường thành công: Động lực tự thân


-- Nguồn: Bước đường: Các chiến lược để thành công trong đường học và đường đời, tái bản lần 6, trang 63.

Đường thành công: Thái độ nhận lãnh trách nhiệm


-- Nguồn: Bước đường: Các chiến lược để thành công trong đường học và đường đời, tái bản lần 6, trang 29.

Đường thành công: Tổng kết

-- Nguồn: Bước đường: Các chiến lược để thành công trong đường học và đường đời, tái bản lần 6, trang 24.

Kỹ năng mềm 4/11: Công việc


  • Nguyên tắc: Tập trung để có thành quả tốt nhất từ nỗ lực hợp lý
  • Chiến lược: Tìm kiếm các phương pháp để có thể đem lại thành quả tối ưu từ nỗ lực của mình; loại trừ, từ bỏ, hoặc điều chỉnh những nhiệm vụ nào không đem lại thành quả tốt


QUI TẮC 1: Tạo thành quả nổi bật bằng cách không kiếm tìm sự hoàn thiện
Kiềm chế để không thành một kẻ hoàn thiện; thay vào đó, tập trung để có hiệu quả đầu tư cao nhất  Tham vọng hoàn thiện sẽ có xu hướng tiêu tốn nhiều tài nguyên, mà lại thu về thành quả kém cỏi.

QUI TẮC 2: Tránh sai lầm vì quá tự tin
Ý thức rõ thời điểm từ tự tin chuyển sang quá tự tin. Tự tin quá mức sẽ có xu hướng đánh giá thấp tài nguyên và nỗ lực cần thiết để thành công và cuối cùng đưa đến kết quả kém cỏi, nếu không nói là thất bại hoàn toàn.

QUI TẮC 3: Tập trung xét đoán bản thân, thay vì phê phán người khác, khi gặp thất bại
Tập trung xét đoán bản thân để tìm cách khắc phục; đổ lỗi cho người khác khi gặp thất bại nói chung sẽ không giúp ích được gì mà thậm chí còn có thể phản tác dụng.

Chủ Nhật, 11 tháng 8, 2013

Kỹ năng mềm 3/11: Tiếp thị


  • Nguyên tắc: Khiến "khách hàng" phải chú ý
  • Chiến lược: Trình bày "sản phẩm" (bản thân, công việc, trách nhiệm) của ta ở dạng tốt đẹp nhất


QUI TẮC 1: Đánh giá đúng "khách hàng" và cộng hưởng với họ
Thiết kế và/hay trình bày các đặc trưng của sản phẩm theo cách có thể cộng hưởng với nhu cầu, mối quan tâm, và kỳ vọng của khách hàng.

QUI TẮC 2: Tạo ấn tượng tốt về "sản phẩm" của ta
Tạo ấn tượng tốt về ưu cũng như khuyết điểm của sản phẩm ở dạng tốt đẹp nhất.

QUI TẮC 3: Thuyết phục qua màn ra mắt đã được chuẩn bị kỹ lưỡng
Chuẩn bị màn ra mắt sao cho tạo được ấn tượng tốt và truyền đạt thông tin để có thể cộng hưởng với khách hàng.

QUI TẮC 4: Dùng nhiệt huyết để tạo nhiệt huyết
Trình bày sản phẩm bằng sự phấn khính và tự tin. Nhiệt huyết có tính lan truyền. Lòng nhiệt huyết của ta có thể kích thích lòng nhiệt huyết của khách hàng.

Kỹ năng mềm 2/11: Con người


  • Nguyên tắc: Làm người khác hài lòng
  • Chiến lược: Đặt mình vào vị trí của người


QUI TẮC 1: Để được thừa nhận thì trước tiên phải thừa nhận người khác
Thừa nhận người xung quanh bằng cách hòa đồng vào văn hóa của họ. Đây là cách dễ nhất trong việc tạo quan hệ với người xung quanh và để được thừa nhận.

QUI TẮC 2: Thành công qua việc hiểu bản thân và đối tác
Hiểu ưu điểm, nhược điểm, sở thích, và những thứ không ưa của bản thân cũng như của đối tác. Điều này giúp cung cấp thông tin để phát triển chiến lược thành công.

QUI TẮC 3: Hung hăng băng thái độ bất hung hăng
Giữ thái độ bất hung hăng ngay cả khi ta hung hăng theo đuổi con đường thăng tiến nghề nghiệp. Có thể thành đạt nhiều hơn qua thái độ kém hung hăng hơn.

QUI TẮC 4: Nhận bằng cách cho
Gặt hái sự ủng hộ chuyên nghiệp của bạn bè bằng cách trao tặng sự ủng hộ của ta cho họ trước.

QUI TẮC 5: Nối mạng thành công bằng cách bớt nối mạng
Thiết lập một mạng lưới thàng công bằng cách xây dựng trên tầm nhìn và niềm tin của chính chúng ta về cộng đồng chuyên nghiệp.

QUI TẮC 6: Được lắng nghe bằng cách lắng nghe
Chăm chú nghe người khác nói. Qua đó, ta thể hiện lòng kính trọng người nói, hiểu được quan điểm của họ, và chuẩn bị phản hồi tốt hơn.

Kỹ năng mềm 1/11: Truyền thông

Đây là kỹ năng tuyệt đối cần thiết


  • Nguyên tắc: Ngắn gọn và tập trung
  • Chiến lược: Truyền đạt các ý chính trong khoảng thời gian ngắn mà người nghe còn có thể tập trung


QUI TẮC 1: Sẵn sàng phát biểu ngắn
* Sẵn sàng phát biểu ngắn gọn vài phút trong tình huống bất chợt, chẳng hạn khi đi thang máy, để gây ấn tượng tốt đến đúng đối tượng.
* Có thể áp dụng phương pháp 3 điểm, tức tìm ra ba điểm chính trong phát biểu của mình.

QUI TẮC 2: Làm chủ bài phát biểu bằng cách làm tốt phần mở đầu
Tổng kết các điểm chính ngay phần mở đầu bài phát biểu.

QUI TẮC 3: Dùng tối đa ba sơ đồ để đơn giản hóa các vấn đề phức tạp

QUI TẮC 4: Xác định đúng đối tượng và đồng cảm với họ
Đánh giá trình độ và sở thích của người nghe, từ đó hình thành bài phát biểu sao cho có thể đồng cảm với họ.

QUI TẮC 5: Đừng có những bình luận cẩu thả
Cần ý thức khi phát biểu. Các bình luận cẩu thả có thể gây phản cảm.

QUI TẮC 6: Dùng ngôn từ đơn giản
Dùng ngôn từ cho đúng đối tượng để họ dễ dàng hiểu được.

QUI TẮC 7: Hài hước và tự châm biếm bản thân
Có óc hài hước và khiêm tốn bằng cách tự châm biếm bản thân.

Kỹ năng mềm: Giới thiệu và Tổng kết


Với 1% dân số, mọi thứ dường như lúc nào cũng thuận lợi, vì họ hết sức giỏi giang hay may mắn lạ thường. Nhưng trong số hơn 99% phần còn lai chúng ta, thành công nghề nghiệp phụ thuộc phần lớn vào sự khéo léo của kỹ năng mềm (đối nhân xử thế) cũng như sự tinh thông của kỹ năng cứng (chuyên môn).

Mặc dù kỹ năng mềm thường đóng vai trò vô cùng quan trọng trong thăng tiến nghề nghiệp, nhiều chuyên viên, đặc biệt là kỹ sư hay người làm kỹ thuật cao, chẳng mấy quan tâm đến điều này.

Có tất cả 11 kỹ năng mềm vô cùng quan trọng để giúp ta thăng tiến sự nghiệp nhanh chóng, từ đó thành công trong sự nghiệp. Thăng tiến sẽ đưa đến thành công. Mười kỹ năng cần thiết trong môi trường nghề nghiệp thông thường, đó là: truyền thông, con người, làm việc, thời gian, nghề nghiệp, tiếp thị, phỏng vấn, ứng xử với cấp trên, truyền cảm, và giao việc.

Kỹ năng còn lại là nhìn xa trông rộng, dành cho vị trí lãnh đạo cấp cao.

KỸ SƯ CÓ TIỀM NĂNG TRỞ THÀNH LÃNH ĐẠO DỄ DÀNG HƠN

Ngày nay, một lãnh đạo cấp cao thành công cần thành thạo trong kinh doanh lẫn công nghệ. Dĩ nhiên thành thạo đến đâu sẽ phụ thuộc vào trách nhiệm cụ thể của người lãnh đạo đó. (Thành thạo trong kinh doanh bao gồm chiến lược kinh doanh, tiếp thị, đầu tư, tổ chức, và quản lý. Thành thạo trong công nghệ bao gồm khả năng tiên liệu tiến bộ công nghệ, áp dụng công nghệ để hoàn thành sứ mạng, chuyển đổi công nghệ mới, và phát triển phần mềm / phần cứng).

Thành thạo trong kinh doanh lẫn công nghệ đều không được dạy trực tiếp trong trường. Nhưng so với người có nền tảng kinh doanh, người có nền tảng kỹ nghệ sẽ dễ dàng hơn rất nhiều để trở nên thành thạo trong vận dụng và phát triển công nghệ. Kỹ sư có lợi thế về công nghệ. Hơn nữa, nhờ được huấn luyện khả năng tư duy logic, chuyên viên kỹ nghệ dễ dàng và nhanh chóng trở nên thành thạo trong việc điều hành một doanh nghiệp nếu họ muốn. Bằng chứng là nhiều công ty công nghệ cao được điều hành hay/và được sáng lập thành công nhờ các chuyên viên kỹ nghệ / kỹ thuật khá trẻ, chẳng hạn Microsoft, Apple, HP, Yahoo, Google, Oracle, Sun Microsystems, Intel, Lenovo, và Facebook.

Có thể tranh luận rằng các công ty này là những trường hợp ngoại lệ, nhưng khả năng để kỹ sư trẻ dễ dàng và nhanh chóng trở nên thành thạo trong việc điều hành một doanh nghiệp không phải là điều bất thường.

Nhưng thật trớ trêu. Khi mà các kỹ sư rất có khả năng học hỏi để trở nên thành thạo trong kinh doanh, phần lớn không có ý định đó. Mặt khác, những người không có nền tảng kỹ nghệ hay khoa học lại muốn học để thành thạo trong kinh doanh. Tương tự, Khi mà các kỹ sư rất có khả năng làm chủ kỹ năng mềm, phần lớn lại tỏ ra thiếu quan tâm. (Một số kỹ sư còn khinh thường kỹ năng mềm). Mặt khác, những người không có nền tảng kỹ nghệ hay khoa học lại tích cực hơn.

Tóm lại, nếu một kỹ sư có động lực và mong muốn thăng tiến vào các vị trí lãnh đạo cấp cao, họ có lợi thế hơn người không phải là kỹ sư, đặc biệt trong những tổ chức định hướng công nghệ.

Kỹ năng mềm: Phần mở đầu

Kỹ năng cứng (chuyên môn) giúp ta đáp ứng nhu cầu công việc;
Kỹ năng mềm (đối nhân xử thế) xác định con đường thăng tiến sự nghiệp.


Nguyên tắc căn bản của kỹ năng mềm: BỒI ĐẮP Ý THỨC ĐÔI BÊN CÙNG CÓ LỢI


Nguyên tắc căn bản làm nền tảng cho mọi kỹ năng mềm là thường xuyên cho người khác ý thức rằng họ sẽ có lợi khi hợp tác với ta.

Thực tế cho thấy:

1. Thành công trong sự nghiệp phụ thuộc chủ yếu vào kỹ năng mềm và thứ yếu vào kỹ năng cứng.

2. Các chuyên viên, đặc biệt về chuyên ngành kỹ thuật, thiếu trầm trọng và ít quan tâm đến kỹ năng mềm.

Tài liệu này giúp bạn nhanh chóng ý thức và chuẩn bị con đường thăng tiến sự nghiệp. Nó trình bày nhiều tình huống vô cùng quan trọng, có khả năng thay đổi sự nghiệp mà mọi chuyên viên sẽ bắt gặp trong đời. Những kỹ năng mềm trong tài liệu được thu thập từ quan sát cách làm thế nào mà các lãnh đạo cấp cao thăng tiến thành công trên nấc thang sự nghiệp.