Thứ Bảy, 23 tháng 9, 2017

12 - Người đời khen bạn giỏi

Lập trình viên hạnh phúc

12 - Người đời khen bạn giỏi


Vì là lập trình viên nên người đời cho rằng bạn giỏi. Bạn có thể rất giỏi nhưng nếu dở, người đời vẫn cho bạn giỏi.

Nghề lập trình đòi hỏi một dạng thông minh đặc thù. Bạn cần dạng thông minh đó để giải quyết được các việc khó một cách sáng tạo.

Lập trình viên thường giỏi ngôn ngữ hay thư viện mà họ hay dùng, và hầu như họ không có kiến thức tổng quát.

Nếu bạn vừa giỏi kiến thức tổng quát vừa làm lập trình thì thật hay. Nhưng thực tế hầu hết lập trình viên chỉ giỏi chuyên môn hẹp của họ.

Nên dù bạn dở kiến thức tổng quát, người đời vẫn cho bạn giỏi. Hãy tận dụng ưu thế này rồi bạn sẽ nhận ra lợi ích của nó.

Nguồn: Tony Lea, Happy Developer: 50 Quick Motivations, Inspirations, & Insights for Developers. Leanpub, 2017.

Chủ Nhật, 17 tháng 9, 2017

11 – Lương cao

Lập trình viên hạnh phúc

11 – Lương cao


Phát triển phần mềm là một trong số ít nghề lương cao. Rất có thể những việc liên quan đến phát triển phần mềm đều được trả lương khá hậu.

Nếu mới vào nghề lập trình viên, bạn có thể phải chấp nhận ở vài vị trí lương thấp để thu thêm kinh nghiệm. Không nhất thiết phải ở vị trí lương thấp, nhưng bạn luôn cần thêm kinh nghiệm. Sau khi đã kinh nghiệm, bạn có thể nhắm đến những vị trí cao.

Lương cao ắt giúp nhiều cho cuộc sống. Càng kinh nghiệm, lương càng cao.

Cho nên hãy đứng thẳng và tự hào vì bạn được làm trong nghề lương cao. Lúc đó bạn có thể chi tiền để tẩy trắng răng, và răng càng trắng bạn càng cười nhiều hơn 🙂

Nguồn: Tony Lea, Happy Developer: 50 Quick Motivations, Inspirations, & Insights for Developers. Leanpub, 2017.

Chủ Nhật, 10 tháng 9, 2017

10 – Giao tế

Lập trình viên hạnh phúc

10 – Giao tế


Dù kỹ năng giao tiếp của bạn tốt hay tệ, bạn vẫn cải thiện thêm. Theo thời gian bạn cải thiện thêm khả năng giải thích mã, thảo luận dự án, hay đàm phán với khách hàng.

Nếu bạn là người hướng nội, giao tế có thể là việc miễn cưỡng; nhưng về sau bạn càng thấy thú vị. Là vì bạn ngày càng dễ giao tế hơn và điều đó âm thầm diễn ra cho đến một ngày bạn chợt thốt lên, “Ô, mình ăn nói không tệ”.

Mặt khác, nếu là người hướng ngoại bạn càng thích giao tế vì giao tế càng nhiều bạn càng giỏi. Hướng ngoại không nghĩa là giỏi giao tế. Nhưng việc học hỏi và thảo luận về mã sẽ làm bạn giỏi giao tế hơn và dễ dàng truyền đạt ý tưởng của mình.

Giỏi giao tế thường đi liền với thông minh vì ai có thể biểu đạt rõ ý tưởng của mình thì thường được cho là người thông minh. Vậy nếu bạn từng có cảm giác vừa trải qua một ngày làm việc kém hiệu quả vì chỉ nói cả ngày, thì cứ yên tâm nghỉ ngơi vì giao tế là một phần cuộc chơi, khiến bạn làm một lập trình viên giỏi hơn và có kỹ năng giao tiếp tốt hơn.

Nguồn: Tony Lea, Happy Developer: 50 Quick Motivations, Inspirations, & Insights for Developers. Leanpub, 2017.

Chủ Nhật, 3 tháng 9, 2017

15 cá tính của người thành công

15 cá tính của người thành công

Nguồn: https://brightside.me/article/15-personality-traits-which-all-successful-people-have-2655/

Thành công là một điều vô cùng tinh tế. Để thành công bạn phải biết cam chịu, lạc quan, và mở lòng ra với mọi người.

Sau đây là hướng dẫn giúp bạn hiểu đúng sự khác biệt giữa người thành công và kẻ thất bại. Hãy lưu hướng dẫn này và đọc nó vào những lúc dường như mọi thứ không như ý.

Người thành công bày tỏ lòng biết ơn và khen ngợi người khác.
Kẻ thất bại chỉ trích người khác một cách vô lý.

Người thành công biết cách tha thứ.
Kẻ thất bại ôm lòng thù hận.

 
Người thành công sống cho hiện tại.
Kẻ thất bại sống trong quá khứ.


Người thành công nhận lỗi.
Kẻ thất bại đổ lỗi cho người.


Người thành công chia sẻ tri thức.
Kẻ thất bại giấu nhẹm.


Người thành công phát ra cảm xúc tích cực.
Kẻ thất bại biểu lộ cảm xúc tiêu cực.

Người thành công dành thời gian thảo luận các ý tưởng mới.
Kẻ thất bại lo gièm pha người khác.


Người thành công chung vui thành quả với người khác.
Kẻ thất bại giành hết thành quả về mình.


Người thành công luôn sẵn lòng thay đổi.
Kẻ thất bại sợ thay đổi.


Người thành công mong mọi người thành công.
Kẻ thất bại thầm mong người khác thất bại.


Người thành công lắng nghe người khác.
Kẻ thất bại bảo thủ.


Người thành công biết tự đặt mục tiêu.
Kẻ thất bại không bao giờ đặt mục tiêu.


Người thành công biết mình muốn gì.
Kẻ thất bại không biết mình muốn gì.


Người thành công không ngừng học hỏi.
Kẻ thất bại cho rằng mình đã biết tuốt.


Người thành công đọc.
Kẻ thất bại xem truyền hình.