PHỤ LỤC CHƯƠNG 2: ĐỒ THỊ TRONG KINH TẾ HỌC
CÁC VẤN ĐỀ KHI DIỄN GIẢI ĐỒ THỊ SỐ: LOẠI TRỪ MỘT SỐ BIẾN
Từ sơ đồ từng điểm cho thấy hai biến di chuyển hoặc dương tính hoặc âm tính tương đối với nhau, ta dễ dàng kết luận là có quan hệ nhân quả. Nhưng quan hệ giữa hai biến không phải lúc nào cũng là quan hệ nhân quả trực tiếp. Có thể quan hệ giữa hai biến mà ta thấy là do biến thứ ba không được quan sát ảnh hưởng đến từng biến kia. Biến không được quan sát, qua đó ảnh hưởng đến các biến khác, tạo ra bề ngoài sai lầm về quan hệ nhân qua giữa các biến kia, được gọi là biến bị loại trừ (omitted variable). Chẳng hạn ở New England, lượng tuyết rơi nhiều hơn trong tuần khiến người dân mua nhiều xẻng xúc tuyết hơn. Điều đó cũng khiến người dân mua nước phóng băng nhiều hơn. Nhưng nếu bạn loại trừ ảnh hưởng của tuyết rơi và chỉ vẽ lượng xẻng xúc tuyết bán ra so với số chai nước phóng băng bán ra, bạn sẽ tạo ra sơ đồ từng điểm có chiều đi lên, cho thấy quan hệ dương tính giữa lượng xẻng xúc tuyết bán ra và số chai nước phóng băng bán ra. Tuy nhiên, quy về mối quan hệ nhân quả giữa hai biến này là sai lầm, nhiều xẻng xúc tuyết hơn không làm cho bán ra nhiều chai nước phóng băng hơn, hay ngược lại. Chúng đi cùng nhau vì cả hai đều bị ảnh hưởng bởi biến thứ ba đóng vai trò quyết định - đó là lượng tuyết rơi mà là biến bị loại trừ trong trường hợp này. Vì vậy trước khi giả định hình mẫu trong sơ đồ từng điểm là một quan hệ nhân quả, ta cần xem liệu hình mẫu đó có phải là kết quả của một biến bị loại trừ hay không. Nói tóm lại: tương quan khác với nhân quả.
(còn tiếp)
-- Nguồn: Paul Krugman (Nobel kinh tế 2008), Robin Wells, Kathryn Graddy (2014) Kinh tế học căn bản, tái bản lần ba.
-- Bài được tập hợp tại Kinh tế học căn bản
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét