Thứ Ba, 5 tháng 8, 2014

Kinh tế học căn bản: Quần jean xanh ảm đạm

CHƯƠNG 3: CUNG VÀ CẦU

QUẦN JEAN XANH ẢM ĐẠM

Nếu bạn mua quần jean vào năm 2011, bạn có thể bị sốc về giá cả. Hoặc có thể không: thời trang thay đổi, và có thể nghĩ rằng bạn đang trả tiền để chạy theo thời trang. Nhưng không phải vậy - bạn đang trả tiền bông. Quần jean được làm từ vải bông chéo, một kiểu dệt bông đặc biệt, và đến cuối năm 2010, khi các nhà sản xuất quần jean mua nguyên liệu cho năm sau, giá bông cao gấp ba lần so với hai năm trước. Đến tháng 12/2010, giá một pound (bằng 0,373kg) bông đã đạt đỉnh trong 140 năm qua, so với kỷ lục năm 1870.

Tại sao giá bông quá cao như vậy? Một mặt, nhu cầu về mọi loại quần áo đều tăng đột biến. Trong năm 2008-2009, khi thế giới gặp khó khăn vì tác động của khủng hoảng tài chính, khách hàng nào lo xa liền cắt giảm việc mua sắm quần áo. Nhưng đến năm 2010, tình trạng tệ nhất rõ ràng đã qua, người mua quay lại mua sắm. Về cung ứng, các biến cố thời tiết khắc nghiệt đã đánh vào ngành sản xuất bông thế giới. Đáng kể nhất là Pakistan, nhà sản xuất bông lớn thứ tư trên thế giới, nạn lũ lụt khiến một phần năm diện tích quốc gia chìm dưới mặt nước và hầu như tàn phá toàn bộ cánh đồng trồng bông.

Lo khách hàng khó chấp nhận giá tăng quá cao với quần áo làm từ vải bông, các nhà sản xuất quần áo bắt đầu tìm cách giảm chi phí sao cho không ảnh hưởng đến cảm nhận thời trang của người tiêu dùng. Họ tiến hành những thay đổi như dùng nút nhỏ hơn, dùng vải lót rẻ hơn, và - đúng vậy - dùng sợi nhân tạo, với hy vọng người tiêu dùng muốn trả nhiều hơn cho hàng làm từ vải bông. Thật vậy, một số chuyên gia về thị trường bông đã khuyến cáo rằng tình trạng giá bông quá cao vào năm 2010-2011 có thể đưa đến việc thay đổi vĩnh viễn thị hiếu mặc quần áo từ vải tổng hợp cho dù giá bông có giảm.

Đồng thời, đó không phải là tin quá tệ với người hoạt động trong thị trường bông. Ở Hoa Kỳ, nhà sản xuất bông không bị ảnh hưởng bởi thời tiết xấu thích thú với tình hình cao giá. Nông dân Mỹ đã phản ứng với trình trạng giá bông trên trời bằng cách tăng mạnh diện tích trồng bông. Tuy nhiên, điều này không thể giúp giảm giá tức thì.

Đợi một phút: làm thế nào mà nạn lụt ở Pakistan lại khiến tăng giá quần jean và khiến áo sơ mi chứa nhiều sợi nhân tạo hơn? Đó là vấn đề cung cầu - nhưng điều đó nghĩa là gì? Nhiều người thường dùng "cung cầu" để ám chỉ "quy luật thị trường trong thực tế." Tuy nhiên, với nhà kinh tế, khái niệm cung cầu có ý nghĩa rõ ràng: đó là mô hình ứng xử của thị trường, nó đặc biệt hữu ích trong việc hiểu biết nhiều - nếu không phải là tất cả - thị trường.

Ở chương này, ta sẽ đề cập các thành phần tạo nên mô hình cung cầu, kết hợp chúng với nhau, và chỉ ra cách dùng mô hình này để hiểu cách ứng xử của nhiều - nếu không phải là tất cả - thị trường.

(Còn tiếp)


-- Hình: Làm thế nào cây bông bị lũ tàn phá ở Pakistan lại nâng giá quần jean xanh và làm áo sơ mi chứa nhiều sợi nhân tạo hơn?
-- Nguồn: Paul Krugman (Nobel kinh tế 2008), Robin Wells, Kathryn Graddy (2014) Kinh tế học căn bản, xuất bản lần ba.
-- Bài được tập hợp tại Kinh tế học căn bản

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét