NHÂN LIỆU (PEOPLEWARE): CÁC DỰ ÁN VÀ ĐỘI NGŨ HIỆU QUẢ
MỘT PHÁT HIỆN CÓ GIÁ TRỊ NHƯ GIẢI NOBEL
Một số ngày người ta thông suốt hơn những ngày khác. Đối với chúng tôi, ngày thông suốt đáng nhớ là ngày 03/02/1984, khi chúng tôi bắt đầu thấy được mối quan hệ đặc biệt giữa mật độ nhân viên và không gian dành cho mỗi người. Khi cái này tăng thì cái kia dường như giảm! Là nhà nghiên cứu cẩn thận, ngay lập tức chúng tôi ghi nhận lại xu hướng này. Trong một nghiên cứu gồm 32.346 công ty, chúng tôi có thể khẳng định đã có mối quan hệ nghịch gần như hoàn hảo giữa hai yếu tố này (Hình 9-2).
Hãy tưởng tượng sự kích động của chúng tôi khi dữ liệu được thu thập. Chúng tôi đã cảm nhận được phần nào nỗi xúc động khi Ohm phát hiện ra định luật của ông. Đây thật sự là thành quả để trao giải Nobel. Hãy nhớ rằng bạn thấy điều này đầu tiên ở đây: Mật độ nhân viên tỉ lệ nghịch với không gian dành cho mỗi người.
Nếu bạn không hiểu tại sao điều này lại quan trọng, đó là vì bạn chưa nghĩ về tiếng ồn. Tiếng ồn tỉ lệ thuận với mật độ, vì vậy việc giảm phân nửa khoảng không dành cho mỗi người có thể tăng gấp đôi tiếng ồn. Thậm chí nếu bạn có thể chứng minh được rằng một lập trình viên có thể làm việc trong diện tích 9 mét vuông mà không thấy phiền toái, bạn vẫn không thể kết luận rằng 9 mét vuông là diện tích phù hợp. Tiếng ồn trong những ô 9 mét vuông sẽ tăng gấp ba so với tiếng ồn trong ô 30 mét vuông. Điều đó nghĩa là có sự khác biệt giữa bệnh dịch về lỗi sản phầm và trường hợp không bị mắc lỗi gì cả.
(Còn tiếp)
-- Hình 9-2: Hiệu ứng DeMarco/Lister
-- Nguồn: Tom DeMarco, Timothy Lister (2014) Nhân liệu (Peopleware): Các dự án và đội ngũ hiệu quả, xuất bản lần 3.
-- Bài được tập hợp tại Nhân liệu (Peopleware)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét