Thứ Tư, 4 tháng 12, 2013

Kiến thức phổ thông: Chủ nghĩa nhân văn - Humanism

Chủ nghĩa nhân văn có thể được định nghĩa đại thể là thái độ trí thức, đặt con người làm trọng tâm trong các mối bận tâm của chúng ta. Các triết gia Hy Lạp trước Socrates chủ yếu quan tâm đến bản chất của vũ trụ, trong khi Socrates, Plato, và Aristotle, với quan tâm đến chính trị và đạo đức, đã đặt con người làm trọng tâm.

Ở thời Trung cổ Âu Châu, nỗ lực học thuật chủ yếu lưu tâm đến Thượng Đế và thần học. Nhưng đến thời Phục hưng, mối quan tâm đến các bản viết Hy Lạp và La Mã cổ đại được phục hồi, và những bản viết này chủ yếu có tính thế tục. Nghệ thuật, văn học, và học thuật đều bắt đầu tập trung mạnh mẽ hơn vào con người, mặc dù hiện hữu hay quyền năng Thượng Đế hiếm khi bị bác bỏ. Với khởi đầu của cuộc Cách mạng Khoa học ở thế kỷ mười sáu, người ta bắt đầu tin rằng lý luận của con người đã có thể tìm hiểu các vận hành của vũ trụ. Ngày nay, khái niệm "chủ nghĩa nhân văn" thường hàm ý thuyết vô thần, hay ít ra đó là thái độ thế tục dứt khoát.

-- Nguồn: Ian Crofton (2013) Tóm lược các tư tưởng lớn: 200 khái niệm làm thay đổi thế giới được diễn giải tức thì, Quercus.
-- Toàn bộ kiến thức phổ thông được tập hợp tại http://cstmind.blogspot.com/p/kien.html
-- Nguồn ảnh: https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjxwMgrhFMSoujG0gCzTS1dHP2EV0_roaJ22CF4aaUEr3Cukk5tsmiZQJih51JrIu6ByiqaKXdh4mOqgV52NPppKyN71Co1VgU8fPnu1NeScDMP0Ej8jl8T6iIP36X7J-j2skUJyTenNUs/s1600/Man-Leonardo-da-Vinci.jpg

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét