Lương tâm là "tiếng nói bên trong" cho phép ta phân biệt đúng sai. Lương tâm được cho là tiếng nói của Thượng Đế, lý trí, hay khả năng đặc biệt nào đó của con người - "ý thức đạo đức". Nhà thần học người Anh ở thế kỷ mười tám Joseph Butler (1692–1752) mô tả đó là "cảm nhận về sự hiểu biết hay cảm nhận của con tim". Theo Ấn Độ giáo thì đó là "Thượng Đế vô hình ngự trị bên trong chúng ta", còn theo tín đồ phái Quaker thì đó là "ánh sáng nội tâm" quan trọng nhất của Thượng Đế.
Theo các quan điểm phi tôn giáo, lương tâm cá nhân có thể được xem là kết quả của những tác động xã hội và văn hóa. Hầu hết mọi xã hội đều có các chuẩn mực đạo đức, đánh động đến mỗi người từ thuở ấu thơ. Người theo học thuyết Freud gọi lương tâm là "siêu ngã", tức tập hợp những cấm đoán hình thành thuở ấu thơ qua sự cho phép và ngăn cấm của cha mẹ. Các nhà hành vi học có một khái niệm tương tự, mô tả lương tâm là những phản ứng từng trải trước các tác động thưởng phạt của xã hội.
* Chú thích trên ảnh: Trong truyện ngắn "Trái tim lật tẩy" của Edgar Allan Poe, một kẻ sát nhân hóa điên vì bị ám ảnh bởi tội lỗi và tiếng thoi thóp của nạn nhân.
-- Nguồn: Ian Crofton (2013) Tóm lược các tư tưởng lớn: 200 khái niệm làm thay đổi thế giới được diễn giải tức thì, Quercus.
-- Toàn bộ kiến thức phổ thông được tập hợp tại http://cstmind.blogspot.com/p/kien.html
-- Ảnh: http://static.guim.co.uk/sys-images/Arts/Arts_/Pictures/2011/4/27/1303920232562/The-Tell-Tale-Heart-007.jpg
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét