Thứ Ba, 10 tháng 12, 2013

Kiến thức phổ thông: Phân tâm học và Học thuyết Freud - Psychoanalysis and Freudianism

Nhà tâm lý học người Áo Sigmund Freud (1856–1939) là một trong những nhân vật gây ảnh hưởng sâu sắc nhất của thế kỷ hai mươi. Mặc dù nhiều lý thuyết của ông bị bác bỏ vì phi khoa học, quan niệm của ông về tiềm thức và trọng tâm của dục tính trong trải nghiệm con người đã thay đổi căn bản cách con người suy nghĩ về bản thân.

Ở thủ đô Vienna vào cuối thế kỷ mười chín, Freud đi tiên phong trong ngành phân tâm học, qua đó ông chữa trị bệnh loạn thần kinh chức năng, chẳng hạn chứng cuồng loạn. Freud tin rằng loạn thần kinh chức năng là do những trải nghiệm ức chế hồi còn bé, nhưng được lưu trong tiềm thức. Ông chủ trương rằng nhờ "liệu pháp trò chuyện", liên tưởng tự do của bệnh nhân và tìm hiểu giấc mơ của họ, mà tiềm thức có thể được khai mở, từ đó nhận biết được các ký ức bị đè nén.

Freud cho rằng tâm thức gồm ba phần: tự ngã (selfish), bản ngã (ego), và siêu ngã (superego). Tự ngã là bản bản năng đòi hỏi thỏa mãn khoái lạc mà ông gọi là id. Bản ngã là tiềm thức buộc phải giải quyết xung đột giữa id và siêu ngã. Siêu ngã tương đương với ý thức, nơi phát sinh cảm giác tội lỗi. Còn gây chấn động hơn vào thời điểm đó, Freud cho rằng dục tính con người bắt đầu từ thuở ấu thơ, không phải lúc dậy thì như người ta tưởng. Chẳng hạn, ông đi từ phức cảm Oedipus, trong đó các bé trai từ ba đến sáu tuổi một cách vô thức ham muốn ăn nằm với mẹ và muốn giết cha. Freud tin rằng sự đè nén dục tính thời thơ ấu đã gây chứng loạn thần kinh chức năng và bất hạnh về sau.

Các khoa học gia ngày nay phê phán học thuyết Freud với lý do là không thể kiểm chứng. Không thể nào chứng minh được sự hiện hữu của tiềm thức như Freud đưa ra, chứ chưa bàn đến tình trạng ham muốn bị đè nén thúc đẩy hành vi mà Freud quan niệm. Cũng không thể xác định rằng liệu sự chữa trị thành công là do học thuyết hay do tính cách của nhà phân tâm học.

-- Nguồn: Ian Crofton (2013) Tóm lược các tư tưởng lớn: 200 khái niệm làm thay đổi thế giới được diễn giải tức thì, Quercus.
-- Toàn bộ kiến thức phổ thông được tập hợp tại http://cstmind.blogspot.com/p/kien.html
-- Nguồn ảnh: http://25.media.tumblr.com/tumblr_lzgnxylSP81qfwpz1o1_1280.jpg

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét