KINH TẾ HỌC CĂN BẢN
CHƯƠNG 2: CÁC MÔ HÌNH KINH TẾ: TƯƠNG NHƯỢNG VÀ THƯƠNG MẠI (TIẾP THEO)
SO SÁNH TOÀN CẦU: CỘNG HÒA QUẦN ÁO NGỦ
Các nước nghèo thường có năng suất thấp trong sản xuất quần áo, nhưng ngay cả năng suất thấp trong các ngành công nghiệp khác (xem phần Kinh tế học trong Thực tế tới đây), vẫn cho họ lợi thế so sánh trong sản xuất quần áo. Kết quả là ngành sản xuất may mặc có khuynh hướng nổi trội trong nền kinh tế của họ. Một quan chức thuộc một nước nghèo từng nói đùa, "Chúng tôi không phải là một nước cộng hòa chuối (banana republic, mang nghĩa tiêu cực) - chúng tôi là một nước cộng hòa quần áo ngủ (pajama republic)."
Hình bên minh họa thu nhập trên mỗi đầu người - per capita income (tổng thu nhập quốc gia chia cho dân số) so với phần trăm tuyển dụng công nhân trong sản xuất may mặc (employment in clothing production) ở một số quốc gia. Đồ thị cho thấy có một quan hệ âm tính cao giữa thu nhập trên mỗi đầu người của từng quốc gia và quy mô của ngành công nghiệp may mặc: các nước nghèo có ngành công nghiệp may mặc với qui mô lớn, trong khi những nước giàu lại có qui mô khá nhỏ.
Theo Bộ Thương mại Hoa Kỳ, công nghiệp may mặc của Bangladesh có "năng suất thấp, mức độ biết đọc biết viết rất thấp, thường xuyên có bất ổn về lao động, và công nghệ lạc hậu." Nhưng Bangladesh tập trung phần lớn lực lượng lao động vào sản xuất quần áo, phân khúc mà họ có lợi thế so sánh vì năng suất ở các ngành công nghiệp khác còn thấp hơn. Trái lại, Costa Rica có năng suất khá cao trong may mặc. Nhưng họ có lực lượng lao động khá thấp và ngày càng giảm trong sản xuất quần áo. Đó là vì năng suất trong các ngành công nghiệp khác ở Costa Rica hơi cao hơn so với Bangladesh.
(Còn tiếp)
-- Nguồn: Paul Krugman (Nobel kinh tế 2008), Robin Wells, Kathryn Graddy (2014) Kinh tế học căn bản, xuất bản lần ba.
-- Bài được tập hợp tại Kinh tế học căn bản
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét