NHÂN LIỆU (PEOPLEWARE): CÁC DỰ ÁN VÀ ĐỘI NGŨ HIỆU QUẢ
CÁC PHI NHÂN TỐ NĂNG SUẤT
Khi phân tích kết quả cuộc thi, chúng tôi phát hiện các nhân tố sau ít hoặc không liên quan đến hiệu suất:
* Ngôn ngữ: Lập trình viên dùng ngôn ngữ cũ như COBOL và Fortran về cơ bản làm tốt như các lập trình viên dùng Pascal và C. Sự dàn trải trong từng nhóm ngôn ngữ rất gần với sự dàn trải về hiệu suất. Ngoại lệ duy nhất với quan sát này là ngôn ngữ assembly: người dùng assembly bị bỏ xa so với các nhóm ngôn ngữ khác. (Nhưng ai dùng assembly đều thường bị bỏ xa.)
* Số năm kinh nghiệm: Người có 10 năm kinh nghiệm không làm tốt hơn người có 2 năm kinh nghiệm. Chẳng có tương quan nào giữa kinh nghiệm và hiệu suất ngoại trừ người có ít hơn 6 tháng kinh nghiệm dùng một ngôn ngữ thường không làm tốt bằng những người khác.
* Số sai sót: Gần một phần ba người tham gia đã hoàn thành bài thi không sai sót. Số người này không bị giảm hiệu suất khi làm những bài đòi hỏi có độ chính xác cao hơn. (Thật ra, nói chung thì họ mất ít thời gian hoàn thành bài thi hơn những người mắc từ một lỗi trở lên.)
* Lương bổng: Mức lương thay đổi rất lớn trong mẫu. Có quan hệ rất yếu giữa lương bổng và hiệu suất. Bên nửa số người làm tốt hơn có lương cao không quá 10% nhiều hơn nửa còn lại, nhưng hiệu suất của họ gần gấp đôi. Sự dàn trải hiệu suất tại một mức lương cho trước gần như ngang với sự dàn trải hiệu suất trên toàn bộ mẫu.
Một lần nữa, chẳng có gì hết sức ngạc nhiên, vì phần lớn các tác động này đều đã được quan sát trước đây. Hơi ngạc nhiên là một số nhân tố có tác động đáng kể đến hiệu suất.
(Còn tiếp)
-- Nguồn: Tom DeMarco, Timothy Lister (2014) Nhân liệu (Peopleware): Các dự án và đội ngũ hiệu quả, xuất bản lần 3.
-- Bài được tập hợp tại Nhân liệu (Peopleware)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét