Chiến tranh được thừa nhận rộng rãi là một sự xấu, nhưng lịch sử lại chứa đầy chiến tranh, được bên gây ra biện minh trên cơ sở đạo đức hay pháp lý. Những lý lẽ đó giả định trước rằng họ có quyền thực hiện sự xấu để chống lại sự xấu ghê gớm hơn. Điều này phù hợp với quan điểm luân lý của người theo chủ nghĩa tất định, chủ trương kết quả biện minh cho phương tiện, nhưng lại xung đột với quan điểm của người theo thuyết đạo nghĩa và chủ nghĩa hòa bình, chủ trương rằng các huấn thị như "Chớ giết người" là tuyệt đối và áp dụng trong mọi tình huống.
Ý tưởng "chiến tranh chính đáng" được Giáo hội Công giáo La Mã phát triển vào thời Trung Cổ và hiện nay đã được đưa vào luật quốc tế. "Lý do chính đáng" là điều kiện quan trọng nhất - và cũng gây tranh luận nhiều nhất - để một chiến tranh được xem là chính đáng. Bảo vệ chống xâm lược lãnh thổ được thừa nhận rộng rãi, nhưng những "lý so chính đáng" khác lại gây tranh cãi. Các lý do này bao gồm động cơ tôn giáo và ý thức hệ, hành động ra tay trước chống lại sự gây hấn tiềm tàng, và hành động bảo vệ quyền lợi kinh tế ở nước ngoài.
Một điều kiện khác là "tư duy đúng", tức lý do tiến hành chiến tranh là nhằm chỉnh sửa tuyên bố sai lầm về lý do chính đáng. Khái niệm "thẩm quyền" tuyên bố rằng chỉ có một nhà nước chủ quyền được quốc tế công nhận mới có thể có quyền thực hiện hành động quân sự; tuy nhiên, khái niệm này không thể giải quyết nhiều tình huống mà một số có thể tin rằng hành động quân sự là chính đáng, chẳng hạn, khi người dân bị đàn áp dã man nổi lên chống lại chế độ cai trị bất chính.
Chiến tranh phải luôn luôn được xem là biện pháp cuối cùng, sau khi biện pháp ngoại giao và trừng phạt kinh tế thất bại, đồng thời hành động tiến hành chiến tranh phải tương xứng với mục tiêu sửa sai. Thêm vào đó, có các luật quốc tế như Hiệp định Geneva nhằm làm dịu tình hình chiến tranh - chẳng hạn qua điều luật bảo vệ dân sự và tù binh chiến tranh. Bất kỳ vi phạm điều luật chiến tranh nào đều có thể bị xem là tội ác chiến tranh và bị trừng phạt thích đáng.
-- Nguồn: Ian Crofton (2013) Tóm lược các tư tưởng lớn: 200 khái niệm làm thay đổi thế giới được diễn giải tức thì, Quercus.
-- Toàn bộ kiến thức phổ thông được tập hợp tại http://cstmind.blogspot.com/p/kien.html
-- Ảnh: http://upload.wikimedia.org/wikipedia/vi/archive/1/10/20071207072903!Nguyen_Ngoc_Loan.jpg
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét