Chủ nghĩa tiền tệ là học thuyết kinh tế chiếm ưu thế từ những năm 1970 và gắn liền với tên tuổi của kinh tế gia Hoa Kỳ Milton Friedman (1912–2006). Chủ nghĩa tiền tệ chủ trương rằng nhân tố chủ chốt trong nền kinh tế là nguồn cung tiền tệ - tức tổng số tiền trong một nền kinh tế, ở dạng tiền xu, tiền giấy, và ký gởi ngân hàng. Nếu nguồn cung tiền tệ tăng mà không cân đối với gia tăng sản xuất hàng hóa và dịch vụ, nhu cầu sẽ tăng, và phát sinh lạm phát.
Đối lập với chủ nghĩa Keynes, người theo chủ nghĩa tiền tệ cho rằng, ngoài việc quản lý nguồn cung tiền tệ, chính phủ không được can thiệp vào nền kinh tế. Cùng với niềm tin vào thị trường tự do, họ bác bỏ mục đích bảo đảm việc làm đầy đủ, với lý do rằng mức thất nghiệp nhất định sẽ giúp lương không tăng và kiểm soát được lạm phát. Sau khi xảy ra tình trạng lạm phát cao vào những năm 1970, chủ nghĩa tiền tệ đã được một vài chính phủ áp dụng vào những năm 1980, như chính phủ của của tổng thống Hoa Kỳ Reagan và của thủ tướng Anh Margaret Thatcher.
-- Nguồn: Ian Crofton (2013) Tóm lược các tư tưởng lớn: 200 khái niệm làm thay đổi thế giới được diễn giải tức thì, Quercus.
-- Toàn bộ kiến thức phổ thông được tập hợp tại http://cstmind.blogspot.com/p/kien.html
-- Ảnh: http://www.american.com/archive/2012/march/economics-a-million-mutinies-now-part-two/FeaturedImage
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét