Thứ Bảy, 27 tháng 9, 2014

Nhân liệu (Peopleware): Khuôn mẫu thứ hai: Cửa sổ

NHÂN LIỆU (PEOPLEWARE): CÁC DỰ ÁN VÀ ĐỘI NGŨ HIỆU QUẢ

KHUÔN MẪU THỨ HAI: CỬA SỔ

Chính trị văn phòng hiện đại tạo ra sự phân biệt giai cấp lớn lao trong vấn đề phân bổ cửa sổ. Hầu hết các thành viên tham gia đều thua khi đánh cược để được ở gần cửa sổ. Những người chẳng bao giờ nghĩ rằng họ sẽ sống trong một ngôi nhà không cửa sổ lại dành hầu hết thời gian ban ngày tại công sở không cửa sổ. Alexander rất thiếu kiên nhẫn với không gian không cửa sổ: "Phòng nào không được ngắm cảnh thì như nhà tù giam cầm nhân viên."

Ta được đào tạo để chấp nhận rằng văn phòng không cửa sổ là tất yếu. Ta nghe rằng công ty nào cũng muốn mỗi nhân viên đều có cửa sổ, nhưng không làm được. Chắc chắc là làm được. Có thể chứng minh chắc chắn rằng có thể xây dựng đủ số cửa sổ trong một không gian mà không quá tốn kém. Chứng minh cụ thể là khách sạn, khách sạn bất kỳ. Thậm chí bạn không thể hình dung rằng bạn được giới thiệu ở một phòng khách sạn mà không có cửa sổ. Bạn sẽ không chấp nhận điều đó. (Đây là nơi bạn chỉ vào đó để ngủ.) Vì thế khách sạn được xây dựng với rất nhiều cửa sổ.

Vấn đề của không gian không cửa sổ là hệ quả trực tiếp của tỉ lệ vuông. Nếu các tòa nhà được xây dựng theo dáng khá hẹp, sẽ không thể thiếu cửa cổ. Một giới hạn hợp lý đối với chiều rộng tòa nhà là 10 mét, như được thể hiện ở Hình 13-4.

Hình 13-4: Ký túc xá nữ tại Swarthmore College.

Giới hạn các tòa nhà rộng 10 mét ư? Đây có phải là đề nghị nghiêm túc không vậy? Còn chi phí thì sao? Còn lợi ích kinh tế của những tòa nhà có không gian bên trong to lớn thì sao? Cách đây vài năm, cơ quan lập pháp Đan Mạch đã thông qua điều luật buộc mọi nhân viên phải có cửa sổ của riêng mình. Điều luật này buộc nhà xây dựng phải xây các tòa nhà dài và hẹp, bắt chước khách sạn và chung cư căn hộ. Trong các nghiên cứu thực hiện sau khi thực thi điều luật này một thời gian, không có thay đổi thật đáng kể nào về chi phí cho mỗi mét vuông. Điều đó không có nghĩa là cấu hình hẹp không tăng chi phí đáng kể, nó chỉ có nghĩa là nếu tăng chi phí, thì đó là rất nhỏ. Thậm chí nếu phải chi phí cao hơn để nhân viên được làm việc trong không gian thoải mái hơn, chi phí đó là đáng có vì có thể tiết kiệm những khoản khác. Vấn đề thật sự là chi phí là loại dễ nhận biết (không gian và dịch vụ), còn thuận lợi đi kèm thì khó đo và vì vậy rất khó nhận biết (năng suất tăng và tỉ lệ nghỉ việc giảm).

(Còn tiếp)

-- Nguồn: Tom DeMarco, Timothy Lister (2014) Nhân liệu (Peopleware): Các dự án và đội ngũ hiệu quả, xuất bản lần 3.
-- Bài được tập hợp tại Nhân liệu (Peopleware)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét