Thứ Hai, 12 tháng 12, 2016

Phát triển HTTT kế toán bằng MS Access - Chương 11 - Tính đối ngẫu của các biến cố kinh tế

James Perry, Richard Newmark


Chương 11
Qui trình tài chính


Tính đối ngẫu của các biến cố kinh tế


BÀI TẬP 11.1: MÔ HÌNH QUAN HỆ ĐỐI NGẪU CHO QUI TRÌNH TÀI CHÍNH CỦA PIPEFITTERS SUPPLY COMPANY

1. Dựa trên trình bày về qui trình tài chính của Pipefitters, hãy vẽ các thực thể và quan hệ đối ngẫu. Nhắc lại từ Chương 10 là việc trả lương và trả tiền mua hàng cho nhà cung ứng đều là biến cố giải ngân. Chúng chỉ là hai kiểu giải ngân khác nhau.

2. Hãy nhận diện biến cố tăng kinh tế bằng dấu “+”.

3. Hãy nhận diện biến cố giảm kinh tế bằng dấu “-”.

4. Hãy thêm các lực lượng vào bản vẽ của bạn.

Hình 11.1 trình bày tính đối ngẫu của qui trình tài chính. Thâu ngân Cash Receipt là biến cố tăng kinh tế; và tiền nhận được từ bên cho vay trong biến cố tiếp nhận khoản vay, và tiền còn nhận được từ cổ đông trong biến cố phát hành cổ phiếu. Giải ngân Cash Disbursement là biến cố giảm kinh tế, có thể từ việc trả nợ cho bên cho vay hay chia cổ tức cho cổ đông. Thâu ngân hầu như luôn xảy ra trước giải ngân.

Hình 11.1 Tính đối ngẫu tài chính của Pipefitters Supply Company.

Cả hai kiểu biến cố thâu ngân tài chính Cash Receipt đều có thể tham gia vào nhiều (M) đợt giải ngân Cash Disbursements. Hơn nữa, vì một đợt giải ngân Cash Disbursement chỉ thuộc một khoản vay hay phát hành cổ phiếu (các biến cố thâu ngân), phía thâu ngân Cash Receipt của quan hệ là 1.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét