KINH TẾ HỌC CĂN BẢN
CHƯƠNG 1: NGUYÊN TẮC CƠ BẢN (TIẾP THEO)
HƯỚNG VỀ PHÍA TRƯỚC VÀ ĐI LÊN
Ở đầu thế kỷ hai mươi, hầu hết người dân Hoa Kỳ sống trong điều kiện mà ngày nay ta cho là nghèo khổ cùng cực. Chỉ 10% gia đình có bồn cầu dội nước, chỉ 8% có lò sưởi trung ương, chỉ 2% có điện, và hầu như không ai có ô tô, chưa kể đến máy giặt và máy điều hòa nhiệt độ.
Những đối chiếu trên là lời nhắc nhở sống động về sự thay đổi cuộc sống lớn lao nhờ vào tăng trưởng kinh tế (economic growth), tức khả năng tăng trưởng của nền kinh tế để sản xuất hàng hóa và dịch vụ. Tại sao kinh tế tăng trưởng theo thời gian? Và tại sao tăng trưởng kinh tế lại nhanh hơn vào một vài thời điểm và địa điểm? Đây là những câu hỏi then chốt dành cho kinh tế học bởi vì tăng trưởng kinh tế là một điều hay, và hầu hết chúng ta đều muốn tăng trưởng kinh tế hơn nữa.
"Công việc đời thường" thật sự khá bất thường nếu bạn ngưng suy nghĩ về nó, và nó có thể khiến ta đặt ra một số câu hỏi hết sức thú vị và quan trọng. Trong tập sách này, chúng tôi sẽ trình bày các trả lời mà những nhà kinh tế đã đưa ra để giái đáp các câu hỏi đó. Nhưng tập sách này, cũng như kinh tế học về tổng thể, không phải là một liệt kê những giải đáp: nó là phần giới thiệu cho một ngành học, một cách giải quyết những câu hỏi mà chúng ta vừa đặt ra. Hay như Alfred Marshall đã nói: "Kinh tế học ... không phải là một khối chân lý vững chắc, mà đó là một cỗ máy khám phá chân lý vững chắc."
Vì vậy chúng ta hãy bắt đầu khởi động cỗ máy này.
-- Nguồn: Paul Krugman (Nobel kinh tế 2008), Robin Wells, Kathryn Graddy (2014) Kinh tế học căn bản, tái bản lần ba.
Ứng xử trong gia đình
- OOP
- JSF
- Essays
- Thuật ngữ Anh-Việt
- Kỹ năng mềm
- Đường thành công
- Hướng nghiệp
- 50 Phép Lịch Sự Cho Nam
- 50 Phép Lịch Sự Cho Nữ
- Phép lịch sự trong gia đình
- Phép lịch sự nơi công cộng
- Phép lịch sự khi làm khách
- Kiến Thức Phổ Thông
- Kinh tế học căn bản
- Toán học trong vài phút
- Nhân liệu (Peopleware)
- Phát triển HTTT kế toán bằng MS Access
- Lập trình viên hạnh phúc
Thứ Sáu, 28 tháng 2, 2014
Kinh tế học căn bản: Hướng về phía trước và đi lên
Kinh tế học căn bản: Lúc tốt, lúc tệ
KINH TẾ HỌC CĂN BẢN
CHƯƠNG 1: NGUYÊN TẮC CƠ BẢN (TIẾP THEO)
LÚC TỐT, LÚC TỆ
Thường thì du khách thời gian của chúng ta sẽ thấy các trung tâm mua sắm đầy ắp những khách hàng hạnh phúc. Nhưng mùa thu năm 2008, các cửa hàng trên toàn nước Mỹ trở nên yên ắng lạ thường. Nền kinh tế Hoa Kỳ suy thoái, doanh nghiệp sa thải hàng loạt nhân công.
Những chu kỳ khó khăn đó là một đặc trưng thường thấy trong nền kinh tế hiện đại. Vấn đề là nền kinh tế không phải lúc nào cũng vận hành trôi chảy: nó dao động không ngừng, lúc lên lúc xuống. Ở tuổi trung niên, một người Mỹ bình thường sẽ trải nghiệm ba hay bốn lần xuống, gọi là suy thoái (recession). (Kinh tế Hoa Kỳ đã trải qua các đợt suy thoái nghiêm trọng bắt đầu vào năm 1973, 1981, 2001, và 2007) Khi suy thoái nghiêm trọng, hàng triệu nhân công có thể bị sa thải.
Giống như tình trạng thất bại của thị trường, suy thoái là một thực tế cuộc sống; nhưng cũng như thất bại thị trường, suy thoái là vấn đề mà phân tích kinh tế có thể đưa ra một vài giải pháp. Suy thoái là một trong những quan tâm chính của chuyên ngành kinh tế vĩ mô (macroeconomics). Nếu bạn học kinh tế vĩ mô, bạn sẽ biết các nhà kinh tế diễn giải suy thoái ra sao và chính sách của chính phủ có thể được dùng thế nào để giảm thiểu tác hại từ những dao động kinh tế.
Tuy nhiên, cho dù suy thoái thi thoảng diễn ra, trong thời gian dài, câu chuyện về nền kinh tế Hoa Kỳ có lên nhiều hơn xuống.
CHƯƠNG 1: NGUYÊN TẮC CƠ BẢN (TIẾP THEO)
LÚC TỐT, LÚC TỆ
Thường thì du khách thời gian của chúng ta sẽ thấy các trung tâm mua sắm đầy ắp những khách hàng hạnh phúc. Nhưng mùa thu năm 2008, các cửa hàng trên toàn nước Mỹ trở nên yên ắng lạ thường. Nền kinh tế Hoa Kỳ suy thoái, doanh nghiệp sa thải hàng loạt nhân công.
Những chu kỳ khó khăn đó là một đặc trưng thường thấy trong nền kinh tế hiện đại. Vấn đề là nền kinh tế không phải lúc nào cũng vận hành trôi chảy: nó dao động không ngừng, lúc lên lúc xuống. Ở tuổi trung niên, một người Mỹ bình thường sẽ trải nghiệm ba hay bốn lần xuống, gọi là suy thoái (recession). (Kinh tế Hoa Kỳ đã trải qua các đợt suy thoái nghiêm trọng bắt đầu vào năm 1973, 1981, 2001, và 2007) Khi suy thoái nghiêm trọng, hàng triệu nhân công có thể bị sa thải.
Giống như tình trạng thất bại của thị trường, suy thoái là một thực tế cuộc sống; nhưng cũng như thất bại thị trường, suy thoái là vấn đề mà phân tích kinh tế có thể đưa ra một vài giải pháp. Suy thoái là một trong những quan tâm chính của chuyên ngành kinh tế vĩ mô (macroeconomics). Nếu bạn học kinh tế vĩ mô, bạn sẽ biết các nhà kinh tế diễn giải suy thoái ra sao và chính sách của chính phủ có thể được dùng thế nào để giảm thiểu tác hại từ những dao động kinh tế.
Tuy nhiên, cho dù suy thoái thi thoảng diễn ra, trong thời gian dài, câu chuyện về nền kinh tế Hoa Kỳ có lên nhiều hơn xuống.
-- Nguồn: Paul Krugman (Nobel kinh tế 2008), Robin Wells, Kathryn Graddy (2014) Kinh tế học căn bản, tái bản lần ba.
Kinh tế học căn bản: Lợi mình, thiệt người
KINH TẾ HỌC CĂN BẢN
CHƯƠNG 1: NGUYÊN TẮC CƠ BẢN (TIẾP THEO)
LỢI MÌNH, THIỆT NGƯỜI
Một điều mà du khách thời gian của chúng ta không ca tụng về cuộc sống hiện đại là giao thông. Thật vậy, mặc dù theo thời gian hầu hết mọi thứ đều tốt đẹp hơn ở Hoa Kỳ, tắc nghẽn giao thông lại tệ đi nhiều.
Khi giao thông tắc nghẽn, mỗi tài xế đang áp đặt một chi phí lên mọi tài xế khác trên đường - họ rõ ràng đang cản đường người khác (và người khác cũng đang cản đường họ). Chi phí này có thể khá cao: ở những đô thị lớn, khi một người tự lái xe đi làm, thay vì dùng phương tiện vận chuyển công cộng hay làm việc tại nhà, họ có thể dễ dàng áp đặt một chi phí tiềm tàng lên các tài xế khác từ $15 trở lên. Nhưng khi quyết định có nên tự lái xe hay không, tài xế không được khuyến khích để quan tâm đến chi phí mà họ đang áp đặt lên người khác.
Tắc nghẽn giao thông là một ví dụ quen thuộc về một vấn đề rộng lớn hơn nhiều: đôi khi mưu cầu lợi riêng cá nhân, thay vì thúc đẩy lợi chung của toàn xã hội, thật ra có thể khiến xã hội chịu thiệt. Khi tình trạng này xảy ra, ta gọi đó là sự bất lực của thị trường (market failure). Các ví dụ quan trọng khác về sự bất lực của thị trường là tình trạng ô nhiễm không khí và nguồn nước cũng như tình trạng khai thác tài nguyên thiên nhiên quá mức như cá và rừng.
Tin tốt lành, bạn sẽ biết khi học kinh tế vi mô từ sách này, là phân tích kinh tế có thể được dùng để chẩn đoán các trường hợp bất lực của thị trường. Và thông thường, phân tích kinh tế còn có thể được dùng để đưa ra giải pháp giải quyết vấn đề.
-- Nguồn: Paul Krugman (Nobel kinh tế 2008), Robin Wells, Kathryn Graddy (2014) Kinh tế học căn bản, tái bản lần ba.
CHƯƠNG 1: NGUYÊN TẮC CƠ BẢN (TIẾP THEO)
LỢI MÌNH, THIỆT NGƯỜI
Một điều mà du khách thời gian của chúng ta không ca tụng về cuộc sống hiện đại là giao thông. Thật vậy, mặc dù theo thời gian hầu hết mọi thứ đều tốt đẹp hơn ở Hoa Kỳ, tắc nghẽn giao thông lại tệ đi nhiều.
Khi giao thông tắc nghẽn, mỗi tài xế đang áp đặt một chi phí lên mọi tài xế khác trên đường - họ rõ ràng đang cản đường người khác (và người khác cũng đang cản đường họ). Chi phí này có thể khá cao: ở những đô thị lớn, khi một người tự lái xe đi làm, thay vì dùng phương tiện vận chuyển công cộng hay làm việc tại nhà, họ có thể dễ dàng áp đặt một chi phí tiềm tàng lên các tài xế khác từ $15 trở lên. Nhưng khi quyết định có nên tự lái xe hay không, tài xế không được khuyến khích để quan tâm đến chi phí mà họ đang áp đặt lên người khác.
Tắc nghẽn giao thông là một ví dụ quen thuộc về một vấn đề rộng lớn hơn nhiều: đôi khi mưu cầu lợi riêng cá nhân, thay vì thúc đẩy lợi chung của toàn xã hội, thật ra có thể khiến xã hội chịu thiệt. Khi tình trạng này xảy ra, ta gọi đó là sự bất lực của thị trường (market failure). Các ví dụ quan trọng khác về sự bất lực của thị trường là tình trạng ô nhiễm không khí và nguồn nước cũng như tình trạng khai thác tài nguyên thiên nhiên quá mức như cá và rừng.
Tin tốt lành, bạn sẽ biết khi học kinh tế vi mô từ sách này, là phân tích kinh tế có thể được dùng để chẩn đoán các trường hợp bất lực của thị trường. Và thông thường, phân tích kinh tế còn có thể được dùng để đưa ra giải pháp giải quyết vấn đề.
-- Nguồn: Paul Krugman (Nobel kinh tế 2008), Robin Wells, Kathryn Graddy (2014) Kinh tế học căn bản, tái bản lần ba.
Thứ Năm, 27 tháng 2, 2014
Kiến thức phổ thông: Chủ nghĩa không tưởng - Utopianism
Chủ nghĩa không tưởng là niềm tin cho rằng có thể tạo được một xã hội hoàn hảo. Chủ nghĩa này có tên là Utopia, một tiểu luận chính trị do nhà nhân văn học và chính khách người Anh Sir Thomas More (1478–1535) công bố vào năm 1516. Trong công trình này, More mô tả một hòn đảo viễn tưởng gọi là Utopia (tiếng Hy Lạp nghĩa là "miền đất hư không"), giả định là vừa được phát hiện ở giữa Đại Tây Dương. Trong quốc gia lý tưởng này, mọi người hợp tác với nhau, cả đàn ông lẫn đàn bà đều làm việc trên đồng với một nghề nhất định. Giáo dục dành cho mọi người, và mọi tài sản là của chung. Thật sự là More mô tả một hình thái ban sơ của chủ nghĩa cộng sản.
Công trình của More đã đặt tên cho cả một thể loại văn học, bao gồm tác phẩm Cộng hòa của Plato (thế kỷ thứ tư trước Công nguyên), tác phẩm Tân lục địa Atlantis của Sir Francis Bacon (1624), và tác phẩm Tin tức từ Hư không của William Morris (1890). Thể loại này còn bao gồm các tác phẩm trào phúng như Cuộc phiêu lưu của Gulliver của Jonathan Swift (1726), và những khơi gợi của các tác phẩm phản không tưởng, như Tân Thế giới Can trường của Aldous Huxley (1932) và Một Chín Tám Tư của George Orwell (1949) - một tố cáo đanh thép chủ nghĩa độc tài Soviet.
Trong lĩnh vực chính trị, thuật ngữ chủ nghĩa không tưởng chuyển tải ý nghĩa bất khả. Như vậy cộng sản chủ nghĩa, xã hội chủ nghĩa, và chủ nghĩa vô chính phủ đều bị lên án bởi những người cánh tả, cho rằng đó là sản phẩm mơ tưởng hão huyền mà bỏ qua góc khuất trong bản chất con người. Các nhà phê bình cho rằng nỗ lực tạo ra những xã hội "hoàn hảo" sẽ không tránh khỏi điều mà họ lên án là "kỹ nghệ xã hội" - các ví dụ cùng cực nhất là tình trạng tập thể hóa bắt buộc ở Liên Xô dưới thời Stalin và Cách mạng Văn hóa ở Trung Quốc dưới thời Mao, cả hai trường hợp này đều đưa đến đau khổ cùng cực.
Ở phạm vi nhỏ hẹp hơn, đã có nhiều nỗ lực hình thành những cộng đồng utopia, kể cả hợp tác kinh tế lẫn chung sống cộng đồng. Các nỗ lực này bao gồm cộng đồng Tin lành Menno Hà Lan được thành lập ở Delaware vào năm 1663, Tân Lanark của Robert Owen ở Scotland vào những năm đầu của thế kỷ mười chín, kibbutzim của Israel và công xã hippy ở thế kỷ hai mươi.
-- Nguồn: Ian Crofton (2013) Tóm lược các tư tưởng lớn: 200 khái niệm làm thay đổi thế giới được diễn giải tức thì, Quercus.
-- Toàn bộ kiến thức phổ thông được tập hợp tại http://cstmind.blogspot.com/p/kien.html
-- Ảnh: http://img134.imageshack.us/img134/4621/northkoreamosaicur1.jpg
Công trình của More đã đặt tên cho cả một thể loại văn học, bao gồm tác phẩm Cộng hòa của Plato (thế kỷ thứ tư trước Công nguyên), tác phẩm Tân lục địa Atlantis của Sir Francis Bacon (1624), và tác phẩm Tin tức từ Hư không của William Morris (1890). Thể loại này còn bao gồm các tác phẩm trào phúng như Cuộc phiêu lưu của Gulliver của Jonathan Swift (1726), và những khơi gợi của các tác phẩm phản không tưởng, như Tân Thế giới Can trường của Aldous Huxley (1932) và Một Chín Tám Tư của George Orwell (1949) - một tố cáo đanh thép chủ nghĩa độc tài Soviet.
Trong lĩnh vực chính trị, thuật ngữ chủ nghĩa không tưởng chuyển tải ý nghĩa bất khả. Như vậy cộng sản chủ nghĩa, xã hội chủ nghĩa, và chủ nghĩa vô chính phủ đều bị lên án bởi những người cánh tả, cho rằng đó là sản phẩm mơ tưởng hão huyền mà bỏ qua góc khuất trong bản chất con người. Các nhà phê bình cho rằng nỗ lực tạo ra những xã hội "hoàn hảo" sẽ không tránh khỏi điều mà họ lên án là "kỹ nghệ xã hội" - các ví dụ cùng cực nhất là tình trạng tập thể hóa bắt buộc ở Liên Xô dưới thời Stalin và Cách mạng Văn hóa ở Trung Quốc dưới thời Mao, cả hai trường hợp này đều đưa đến đau khổ cùng cực.
Ở phạm vi nhỏ hẹp hơn, đã có nhiều nỗ lực hình thành những cộng đồng utopia, kể cả hợp tác kinh tế lẫn chung sống cộng đồng. Các nỗ lực này bao gồm cộng đồng Tin lành Menno Hà Lan được thành lập ở Delaware vào năm 1663, Tân Lanark của Robert Owen ở Scotland vào những năm đầu của thế kỷ mười chín, kibbutzim của Israel và công xã hippy ở thế kỷ hai mươi.
-- Nguồn: Ian Crofton (2013) Tóm lược các tư tưởng lớn: 200 khái niệm làm thay đổi thế giới được diễn giải tức thì, Quercus.
-- Toàn bộ kiến thức phổ thông được tập hợp tại http://cstmind.blogspot.com/p/kien.html
-- Ảnh: http://img134.imageshack.us/img134/4621/northkoreamosaicur1.jpg
Thứ Tư, 26 tháng 2, 2014
Kinh tế học căn bản: Công việc đời thường
KINH TẾ HỌC CĂN BẢN
CHƯƠNG 1: NGUYÊN TẮC CƠ BẢN (TIẾP THEO)
CÔNG VIỆC ĐỜI THƯỜNG
Hãy hình dung rằng bạn đã có thể đưa một người Mỹ từ thời thuộc địa đến thời đại của chúng ta. (Đây có phải là một kịch bản phim? Có thể đúng đấy.) Điều gì khiến du khách thời gian này phải kinh ngạc?
Chắc chắn điều gây kinh ngạc nhất sẽ là cái giàu nứt đố đổ vách của nước Mỹ đương đại - sự phong phú về hàng hóa và dịch vụ mà các gia đình bình dân có thể có được. Nhìn vào tất cả sự giàu có đó, du khách thời thuộc địa của chúng ta sẽ tự hỏi, "Làm sao mình có thể có được phần nào sự giàu có đó?" Hay có thể vị đó sẽ tự hỏi, "Làm sao thế hệ của mình có thể có được phần nào sự giàu có đó?"
Câu trả lời là: để giàu có như vậy, bạn cần một hệ thống vận hành tốt để điều phối hoạt động sản xuất - tức hoạt động tạo ra hàng hóa và dịch vụ mà người dân muốn tạo ra đồng thời đưa hàng hóa và dịch vụ đó đến người có nhu cầu. Kiểu hệ thống đó là điều mà ta đề cập khi bàn về nền kinh tế (economy). Và kinh tế học (economics) là ngành khoa học xã hội nhằm nghiên cứu sản xuất, phân phối, và tiêu thụ hàng hóa dịch vụ. Như nhà kinh tế ở thế kỷ mười chín Alfred Marshall định nghĩa, kinh tế học là "nghiên cứu hoạt động đời thường của nhân loại."
Một nền kinh tế thành công là nền kinh tế phải cung ứng được hàng hóa. Du khách thời gian ở thế kỷ mười tám - hay thậm chí ở năm 1950 - sẽ kinh ngạc về khả năng cung ứng hàng hóa dịch vụ của nền kinh tế Hoa Kỳ đương đại và về số lượng đông đảo người dân có thể có được. So với bất kỳ nền kinh tế quá khứ và với tất cả, ngoại trừ một vài, các quốc gia khác hiện nay, Hoa Kỳ có mức sống cao ngất ngưởng.
Như vậy nền kinh tế Hoa Kỳ ắt đang làm đúng điều gì, và du khách thời gian có thể muốn ca tụng nhân vật tạo ra điều đó. Nhưng hãy đoán thử xem? Không một ai là nhân vật đó hết. Hoa Kỳ có nền kinh tế thị trường (market economy), trong đó sản xuất và tiêu thụ là kết quả của các quyết định phi tập trung từ nhiều công ty và cá nhân. Chẳng có nhà chức trách trung ương nào chỉ bảo người dân phải sản xuất thứ gì và phải phân phối ở đâu. Từng nhà sản xuất đơn lẻ cứ làm ra thứ mà họ nghĩ sẽ sinh lợi nhiều nhất; mỗi nhà tiêu thụ cứ mua thứ mà họ muốn mua.
Phương án khác với kinh tế thị trường là kinh tế mệnh lệnh (command economy), ở đó có nhà chức trách trung ương ra quyết định về sản xuất và tiêu thụ. Kinh tế mệnh lệnh đã được thử nghiệm, nổi bật nhất ở Liên Xô từ năm 1917 đến năm 1991. Nhưng kinh tế mệnh lệnh không vận hành thật tốt. Các nhà sản xuất ở Liên Xô thường xuyên tự nhận ra rằng họ không thể sản xuất do không có nguyên liệu thô, hoặc họ sản xuất thành công nhưng phát hiện ra rằng chẳng ai muốn dùng sản phẩm của họ. Người tiêu thụ thường xuyên không tìm được mặt hàng cần dùng - kinh tế mệnh lệnh nổi tiếng về việc xếp hàng dài trước cửa hàng.
Tuy nhiên, kinh tế thị trường có khả năng điều phối thậm chí các hoạt động rất phức tạp đồng thời cung ứng đáng tin cậy cho người tiêu thụ hàng hóa dịch vụ mà họ muốn. Thật vậy, người dân khá tình cờ đặt niềm tin vào hệ thống thị trường: dân cư tại bất kỳ thành phố lớn sẽ thiếu ăn nhiều ngày nếu hoạt động phi kế hoạch nhưng khá qui củ của hàng ngàn doanh nghiệp không thể cung ứng thực phẩm thường xuyên. Ngạc nhiên thay, "sự hỗn loạn" phi kế hoạch của nền kinh tế thị trường đã chứng tỏ là có qui củ hơn nhiều so với "việc lập kế hoạch" của nền kinh tế mệnh lệnh.
Năm 1776, một đoạn nổi tiếng trong sách Thịnh vượng của các Quốc gia, nhà kinh tế học tiên phong người Scotland Adam Smith đã viết về cách mà cá nhân, khi mưu cầu lợi riêng, lại thường đem đết kết quả là phục vụ lợi ích của toàn xã hội. Về việc doanh nhân mưu cầu lợi nhuận sẽ khiến quốc gia thịnh vượng hơn, Smith viết như sau: "Họ chỉ chăm thu vén cá nhân, và khi làm thế, như trong nhiều trường hợp khác, được một bàn tay vô hình đưa đến kết quả nằm ngoài mục đích của họ." Từ đó về sau, các nhà kinh tế đã dùng thuật ngữ bàn tay vô hình (invisible hand) để ám chỉ cách thức quản lý của nền kinh tế thị trường nhằm khai thác năng lực của lợi ích cá nhân vì sự tốt đẹp của toàn xã hội.
Việc nghiên cứu cách cá nhân ra quyết định ra sao và cách những quyết định này tương tác với nhau thế nào thì được gọi là kinh tế vi mô (microeconomics). Một trong những chủ đề chính của kinh tế vi mô là tính đúng đắn trong tuệ giác của Adam Smith: cá nhân mưu cầu lợi riêng thường thúc đẩy lợi chung của toàn xã hội.
Như vậy một phần trả lời câu hỏi của du khách thời gian của ta - "Làm sao xã hội của tôi có thể có được kiểu thịnh vượng đương nhiên của bạn?" - sẽ là xã hội của du khách thời gian cần biết đánh giá cao phẩm chất của nền kinh tế thị trường và năng lực của bàn tay vô hình.
Nhưng bàn tay vô hình không phải lúc nào cũng là bạn tốt. Cần phải hiểu khi nào và tại sao mưu cầu lợi riêng cá nhân có thể dẫn đến hành vi phản tác dụng.
CHÚ THÍCH TRÊN ẢNH
Kinh tế học qua các thời đại
(1) Đổi chác
- Lần sau ta sẽ cùng sẻ thịt voi mammoth nếu tôi được phép vào ở hang động của anh.
- Anh thật dở hơi. Tôi ngốc chứ không ngu đâu.
(2) Tiền mặt
- Để tôi nói lại một lần nữa với anh rằng tôi đưa anh mảnh giấy do một nhóm người in ra, họ hứa giao hàng cho anh, đổi lại thì anh giao hàng cho tôi.
- Tôi không biết.
(3) Tín dụng
- Tôi biết là kỳ cục, nhưng màu sắc của miếng nhựa sẽ xác định xem tôi có được đối xử tử tế hay không.
- Rồi sau đó tin rằng bà sẽ thanh toán "bất cứ lúc nào" phải không?
(4) Nền kinh tế mới
- Tôi sẽ cấp cho anh một biển quảng cáo nếu tôi được cùng đứng tên trong phân khúc thương mại điện tử của anh.
- Nghe có vẻ hấp dẫn với tôi!
THUẬT NGỮ ANH-VIỆT
economy /ɪˈkɒn.ə.mi/ nền kinh tế
economics /ˌiː.kəˈnɒm.ɪks/ kinh tế học
market economy: nền kinh tế thị trường
command economy: nền kinh tế mệnh lệnh
invisible hand: bàn tay vô hình
microeconomics /ˌmaɪ.krəʊ.iː.kəˈnɒm.ɪks/ kinh tế vi mô
-- Nguồn: Paul Krugman (Nobel kinh tế 2008), Robin Wells, Kathryn Graddy (2014) Kinh tế học căn bản, tái bản lần ba.
CHƯƠNG 1: NGUYÊN TẮC CƠ BẢN (TIẾP THEO)
CÔNG VIỆC ĐỜI THƯỜNG
Hãy hình dung rằng bạn đã có thể đưa một người Mỹ từ thời thuộc địa đến thời đại của chúng ta. (Đây có phải là một kịch bản phim? Có thể đúng đấy.) Điều gì khiến du khách thời gian này phải kinh ngạc?
Chắc chắn điều gây kinh ngạc nhất sẽ là cái giàu nứt đố đổ vách của nước Mỹ đương đại - sự phong phú về hàng hóa và dịch vụ mà các gia đình bình dân có thể có được. Nhìn vào tất cả sự giàu có đó, du khách thời thuộc địa của chúng ta sẽ tự hỏi, "Làm sao mình có thể có được phần nào sự giàu có đó?" Hay có thể vị đó sẽ tự hỏi, "Làm sao thế hệ của mình có thể có được phần nào sự giàu có đó?"
Câu trả lời là: để giàu có như vậy, bạn cần một hệ thống vận hành tốt để điều phối hoạt động sản xuất - tức hoạt động tạo ra hàng hóa và dịch vụ mà người dân muốn tạo ra đồng thời đưa hàng hóa và dịch vụ đó đến người có nhu cầu. Kiểu hệ thống đó là điều mà ta đề cập khi bàn về nền kinh tế (economy). Và kinh tế học (economics) là ngành khoa học xã hội nhằm nghiên cứu sản xuất, phân phối, và tiêu thụ hàng hóa dịch vụ. Như nhà kinh tế ở thế kỷ mười chín Alfred Marshall định nghĩa, kinh tế học là "nghiên cứu hoạt động đời thường của nhân loại."
Một nền kinh tế thành công là nền kinh tế phải cung ứng được hàng hóa. Du khách thời gian ở thế kỷ mười tám - hay thậm chí ở năm 1950 - sẽ kinh ngạc về khả năng cung ứng hàng hóa dịch vụ của nền kinh tế Hoa Kỳ đương đại và về số lượng đông đảo người dân có thể có được. So với bất kỳ nền kinh tế quá khứ và với tất cả, ngoại trừ một vài, các quốc gia khác hiện nay, Hoa Kỳ có mức sống cao ngất ngưởng.
Như vậy nền kinh tế Hoa Kỳ ắt đang làm đúng điều gì, và du khách thời gian có thể muốn ca tụng nhân vật tạo ra điều đó. Nhưng hãy đoán thử xem? Không một ai là nhân vật đó hết. Hoa Kỳ có nền kinh tế thị trường (market economy), trong đó sản xuất và tiêu thụ là kết quả của các quyết định phi tập trung từ nhiều công ty và cá nhân. Chẳng có nhà chức trách trung ương nào chỉ bảo người dân phải sản xuất thứ gì và phải phân phối ở đâu. Từng nhà sản xuất đơn lẻ cứ làm ra thứ mà họ nghĩ sẽ sinh lợi nhiều nhất; mỗi nhà tiêu thụ cứ mua thứ mà họ muốn mua.
Phương án khác với kinh tế thị trường là kinh tế mệnh lệnh (command economy), ở đó có nhà chức trách trung ương ra quyết định về sản xuất và tiêu thụ. Kinh tế mệnh lệnh đã được thử nghiệm, nổi bật nhất ở Liên Xô từ năm 1917 đến năm 1991. Nhưng kinh tế mệnh lệnh không vận hành thật tốt. Các nhà sản xuất ở Liên Xô thường xuyên tự nhận ra rằng họ không thể sản xuất do không có nguyên liệu thô, hoặc họ sản xuất thành công nhưng phát hiện ra rằng chẳng ai muốn dùng sản phẩm của họ. Người tiêu thụ thường xuyên không tìm được mặt hàng cần dùng - kinh tế mệnh lệnh nổi tiếng về việc xếp hàng dài trước cửa hàng.
Tuy nhiên, kinh tế thị trường có khả năng điều phối thậm chí các hoạt động rất phức tạp đồng thời cung ứng đáng tin cậy cho người tiêu thụ hàng hóa dịch vụ mà họ muốn. Thật vậy, người dân khá tình cờ đặt niềm tin vào hệ thống thị trường: dân cư tại bất kỳ thành phố lớn sẽ thiếu ăn nhiều ngày nếu hoạt động phi kế hoạch nhưng khá qui củ của hàng ngàn doanh nghiệp không thể cung ứng thực phẩm thường xuyên. Ngạc nhiên thay, "sự hỗn loạn" phi kế hoạch của nền kinh tế thị trường đã chứng tỏ là có qui củ hơn nhiều so với "việc lập kế hoạch" của nền kinh tế mệnh lệnh.
Năm 1776, một đoạn nổi tiếng trong sách Thịnh vượng của các Quốc gia, nhà kinh tế học tiên phong người Scotland Adam Smith đã viết về cách mà cá nhân, khi mưu cầu lợi riêng, lại thường đem đết kết quả là phục vụ lợi ích của toàn xã hội. Về việc doanh nhân mưu cầu lợi nhuận sẽ khiến quốc gia thịnh vượng hơn, Smith viết như sau: "Họ chỉ chăm thu vén cá nhân, và khi làm thế, như trong nhiều trường hợp khác, được một bàn tay vô hình đưa đến kết quả nằm ngoài mục đích của họ." Từ đó về sau, các nhà kinh tế đã dùng thuật ngữ bàn tay vô hình (invisible hand) để ám chỉ cách thức quản lý của nền kinh tế thị trường nhằm khai thác năng lực của lợi ích cá nhân vì sự tốt đẹp của toàn xã hội.
Việc nghiên cứu cách cá nhân ra quyết định ra sao và cách những quyết định này tương tác với nhau thế nào thì được gọi là kinh tế vi mô (microeconomics). Một trong những chủ đề chính của kinh tế vi mô là tính đúng đắn trong tuệ giác của Adam Smith: cá nhân mưu cầu lợi riêng thường thúc đẩy lợi chung của toàn xã hội.
Như vậy một phần trả lời câu hỏi của du khách thời gian của ta - "Làm sao xã hội của tôi có thể có được kiểu thịnh vượng đương nhiên của bạn?" - sẽ là xã hội của du khách thời gian cần biết đánh giá cao phẩm chất của nền kinh tế thị trường và năng lực của bàn tay vô hình.
Nhưng bàn tay vô hình không phải lúc nào cũng là bạn tốt. Cần phải hiểu khi nào và tại sao mưu cầu lợi riêng cá nhân có thể dẫn đến hành vi phản tác dụng.
CHÚ THÍCH TRÊN ẢNH
Kinh tế học qua các thời đại
(1) Đổi chác
- Lần sau ta sẽ cùng sẻ thịt voi mammoth nếu tôi được phép vào ở hang động của anh.
- Anh thật dở hơi. Tôi ngốc chứ không ngu đâu.
(2) Tiền mặt
- Để tôi nói lại một lần nữa với anh rằng tôi đưa anh mảnh giấy do một nhóm người in ra, họ hứa giao hàng cho anh, đổi lại thì anh giao hàng cho tôi.
- Tôi không biết.
(3) Tín dụng
- Tôi biết là kỳ cục, nhưng màu sắc của miếng nhựa sẽ xác định xem tôi có được đối xử tử tế hay không.
- Rồi sau đó tin rằng bà sẽ thanh toán "bất cứ lúc nào" phải không?
(4) Nền kinh tế mới
- Tôi sẽ cấp cho anh một biển quảng cáo nếu tôi được cùng đứng tên trong phân khúc thương mại điện tử của anh.
- Nghe có vẻ hấp dẫn với tôi!
THUẬT NGỮ ANH-VIỆT
economy /ɪˈkɒn.ə.mi/ nền kinh tế
economics /ˌiː.kəˈnɒm.ɪks/ kinh tế học
market economy: nền kinh tế thị trường
command economy: nền kinh tế mệnh lệnh
invisible hand: bàn tay vô hình
microeconomics /ˌmaɪ.krəʊ.iː.kəˈnɒm.ɪks/ kinh tế vi mô
-- Nguồn: Paul Krugman (Nobel kinh tế 2008), Robin Wells, Kathryn Graddy (2014) Kinh tế học căn bản, tái bản lần ba.
Thứ Ba, 25 tháng 2, 2014
Kiến thức phổ thông: Tự nhiên so với nuôi dưỡng - Nature vs. Nurture
Điều Darwin không biết khi ông phát triển thuyết tiến hóa qua chọn lọc tự nhiên là làm thế nào mà các thích nghi mới cùng những đặc tính khác được truyền từ thế hệ này sang thế hệ sau. Trớ trêu thay, trong thời của Darwin, một tu sĩ người Áo là Gregor Mendel (1822–84) đã tìm ra câu trả lời, nhưng thành quả của ông được công bố trong một tạp chí ít người biết đến nên bị quên lãng trong nhiều năm.
Trước khi Mendel phát hiện ra luật di truyền, người ta cho rằng bất kỳ đặc tính nào con cái kế thừa đều là sự pha trộn các đặc tính của cha lẫn mẹ. Qua những thực nghiệm với nhiều thế hệ cây đậu Hà Lan, Mendel cho thấy một đặc tính bất kỳ, chẳng hạn màu hoa, kế thừa hoặc từ cha hoặc từ mẹ. Đơn vị truyền đi đặc tính này được gọi là gene.
Đột phá vĩ đại tiếp theo là vào năm 1953 khi James Watson người Mỹ và Francis Crick người Anh phát hiện ra cách genes truyền đi các đặc tính. Chìa khóa là một phân tử phức tạp gọi là DNA, được tìm thấy trong mọi tế bào của mọi sinh vật. DNA của mỗi sinh vật (ngoại trừ nhân bản) là duy nhất, chứa mã qui định đường hướng tăng trưởng và phát triển của một cá thể.
Vấn đề phát sinh là liệu DNA có quyết định mọi thứ về cung cách hành xử của một sinh vật hay không. Nếu đúng thì vấn đề này phát sinh những vấn đề khác liên quan đến quyết định luận, tự do ý chí, và liệu có một thứ gọi là bản chất con người hay không - các vấn đề này lại đưa đến những tác động chính trị. Các nhà tâm lý học tiến hóa khẳng định rằng phần lớn hành vi là đã được định sẵn, nhưng những nhà tâm lý học nhận thức lại chỉ ra vai trò quan trọng của học vấn, trong khi các nhà xã hội học và nhân chủng học lại chủ trương rằng văn hóa xã hội đóng vai trò chính trong hành vi con người. Về đại thể, đồng thuận trong khoa học dường như cho rằng cả di truyền gene lẫn môi trường - tức cả thiên nhiên lẫn nuôi dưỡng - định hình nên hành vi chúng ta.
-- Nguồn: Ian Crofton (2013) Tóm lược các tư tưởng lớn: 200 khái niệm làm thay đổi thế giới được diễn giải tức thì, Quercus.
-- Toàn bộ kiến thức phổ thông được tập hợp tại http://cstmind.blogspot.com/p/kien.html
-- Ảnh: http://blog.lib.umn.edu/stoe0062/psy_1001%20section%2021%20spring%202012/nature-v-nurture.jpg
Trước khi Mendel phát hiện ra luật di truyền, người ta cho rằng bất kỳ đặc tính nào con cái kế thừa đều là sự pha trộn các đặc tính của cha lẫn mẹ. Qua những thực nghiệm với nhiều thế hệ cây đậu Hà Lan, Mendel cho thấy một đặc tính bất kỳ, chẳng hạn màu hoa, kế thừa hoặc từ cha hoặc từ mẹ. Đơn vị truyền đi đặc tính này được gọi là gene.
Đột phá vĩ đại tiếp theo là vào năm 1953 khi James Watson người Mỹ và Francis Crick người Anh phát hiện ra cách genes truyền đi các đặc tính. Chìa khóa là một phân tử phức tạp gọi là DNA, được tìm thấy trong mọi tế bào của mọi sinh vật. DNA của mỗi sinh vật (ngoại trừ nhân bản) là duy nhất, chứa mã qui định đường hướng tăng trưởng và phát triển của một cá thể.
Vấn đề phát sinh là liệu DNA có quyết định mọi thứ về cung cách hành xử của một sinh vật hay không. Nếu đúng thì vấn đề này phát sinh những vấn đề khác liên quan đến quyết định luận, tự do ý chí, và liệu có một thứ gọi là bản chất con người hay không - các vấn đề này lại đưa đến những tác động chính trị. Các nhà tâm lý học tiến hóa khẳng định rằng phần lớn hành vi là đã được định sẵn, nhưng những nhà tâm lý học nhận thức lại chỉ ra vai trò quan trọng của học vấn, trong khi các nhà xã hội học và nhân chủng học lại chủ trương rằng văn hóa xã hội đóng vai trò chính trong hành vi con người. Về đại thể, đồng thuận trong khoa học dường như cho rằng cả di truyền gene lẫn môi trường - tức cả thiên nhiên lẫn nuôi dưỡng - định hình nên hành vi chúng ta.
-- Nguồn: Ian Crofton (2013) Tóm lược các tư tưởng lớn: 200 khái niệm làm thay đổi thế giới được diễn giải tức thì, Quercus.
-- Toàn bộ kiến thức phổ thông được tập hợp tại http://cstmind.blogspot.com/p/kien.html
-- Ảnh: http://blog.lib.umn.edu/stoe0062/psy_1001%20section%2021%20spring%202012/nature-v-nurture.jpg
Thứ Hai, 24 tháng 2, 2014
Kiến thức phổ thông: Quyết định luận - Determinism
Quyết định luận là học thuyết cho rằng mọi sự diễn ra đều có nguyên nhân và vì vậy là không tránh khỏi. Đến lượt những tác động này lại là nguyên nhân đưa đến các tác động khác. Như vậy chuỗi nhân quả mở rộng theo không gian lẫn thời gian. Đối với một số người, chúng là biểu hiện ý muốn của Thượng Đế, vốn là nguyên nhân đầu tiên. Với những người khác, chúng là hậu quả không tránh khỏi của qui luật tự nhiên.
Trong khoa học, phát minh của Isaac Newton về các định luật chuyển động và trọng trường đã cung cấp cơ sở cho toàn bộ diễn giải cơ học về vũ trụ. Điều này khiến nhà thiên văn người PHáp Pierre-Simon Laplace (1749–1827) khẳng định rằng tâm thức có thể làm sáng tỏ cả quá khứ lẫn tương lai của mọi điều, nếu được cung cấp dữ liệu liên quan đến mọi lực vận hành trong vũ trụ, cùng với thông tin về khối lượng, kích cỡ và vị trí của mọi đối tượng nằm trong đó.
Nhưng ngay từ thời của Laplace đã phát sinh nhiều nghi ngờ. Triết gia Scotland ở thế kỷ mười tám David Hume cho rằng nhân quả chẳng qua là thói quen của tâm thức, hoàn toàn không đúng đắn về lý luận. Đồng thời ở thế kỷ mười tám, cơ học lượng tử đã chứng minh rằng trong lĩnh vực hạt hạ nguyên tử, tính bất định là phổ biến.
Quyết định luận xuất hiện để phủ nhận sự tồn tại của tự do ý chí, và vì thế phủ nhận trách nhiệm đạo đức cá nhân trước hành động của họ, đã trở thành vấn đề trọng tâm của đạo đức học. Trong thần học Thiên Chúa giáo, học thuyết tiền định khẳng định một số người đã được tiên liệu là sẽ được cứu rỗi và những người khác sẽ chịu đọa đày, cho dù họ có hành xử thế nào chăng nữa. Trong chính trị, người thuộc cánh hữu nhấn mạnh đến trách nhiệm cá nhân trước hoàn cảnh của họ (giàu có, sức khỏe, ...), trong khi người thuộc cánh tả lại cho rằng hoàn cảnh cá nhân phụ thuộc phần lớn vào những yếu tố bên ngoài như môi trường, giáo dục, và nuôi dưỡng.
-- Nguồn: Ian Crofton (2013) Tóm lược các tư tưởng lớn: 200 khái niệm làm thay đổi thế giới được diễn giải tức thì, Quercus.
-- Toàn bộ kiến thức phổ thông được tập hợp tại http://cstmind.blogspot.com/p/kien.html
-- Ảnh: http://socialscienceandmarketing.files.wordpress.com/2011/08/determinism.jpg
Trong khoa học, phát minh của Isaac Newton về các định luật chuyển động và trọng trường đã cung cấp cơ sở cho toàn bộ diễn giải cơ học về vũ trụ. Điều này khiến nhà thiên văn người PHáp Pierre-Simon Laplace (1749–1827) khẳng định rằng tâm thức có thể làm sáng tỏ cả quá khứ lẫn tương lai của mọi điều, nếu được cung cấp dữ liệu liên quan đến mọi lực vận hành trong vũ trụ, cùng với thông tin về khối lượng, kích cỡ và vị trí của mọi đối tượng nằm trong đó.
Nhưng ngay từ thời của Laplace đã phát sinh nhiều nghi ngờ. Triết gia Scotland ở thế kỷ mười tám David Hume cho rằng nhân quả chẳng qua là thói quen của tâm thức, hoàn toàn không đúng đắn về lý luận. Đồng thời ở thế kỷ mười tám, cơ học lượng tử đã chứng minh rằng trong lĩnh vực hạt hạ nguyên tử, tính bất định là phổ biến.
Quyết định luận xuất hiện để phủ nhận sự tồn tại của tự do ý chí, và vì thế phủ nhận trách nhiệm đạo đức cá nhân trước hành động của họ, đã trở thành vấn đề trọng tâm của đạo đức học. Trong thần học Thiên Chúa giáo, học thuyết tiền định khẳng định một số người đã được tiên liệu là sẽ được cứu rỗi và những người khác sẽ chịu đọa đày, cho dù họ có hành xử thế nào chăng nữa. Trong chính trị, người thuộc cánh hữu nhấn mạnh đến trách nhiệm cá nhân trước hoàn cảnh của họ (giàu có, sức khỏe, ...), trong khi người thuộc cánh tả lại cho rằng hoàn cảnh cá nhân phụ thuộc phần lớn vào những yếu tố bên ngoài như môi trường, giáo dục, và nuôi dưỡng.
-- Nguồn: Ian Crofton (2013) Tóm lược các tư tưởng lớn: 200 khái niệm làm thay đổi thế giới được diễn giải tức thì, Quercus.
-- Toàn bộ kiến thức phổ thông được tập hợp tại http://cstmind.blogspot.com/p/kien.html
-- Ảnh: http://socialscienceandmarketing.files.wordpress.com/2011/08/determinism.jpg
Chủ Nhật, 23 tháng 2, 2014
Kiến thức phổ thông: Trường phái cấu trúc và hậu cấu trúc - Structuralism and Poststructuralism
Trường phái cấu trúc là lối phân tích phê phán phát sinh từ ngôn ngữ học vào những năm 1950 và đã lan tỏa đến nghệ thuật, nhân chủng học, và tâm lý học. Tiền đề cơ bản của nó là mọi hiện tượng văn hóa đều cấu thành từ các hệ thống dấu hiệu bằng lời lẫn không lời. Bản thân những dấu hiệu là vô nghĩa - thay vào đó, ý nghĩa phát sinh từ các mối quan hệ của chúng, vốn thường là những cặp đối lập chẳng hạn tự nhiên/văn hóa, đực/cái, và chủ động/bị động. Ví dụ, nhà phê bình văn học Roland Barthes cho rằng hai vận động viên đấu vật là biểu hiện của cặp đối lập anh hùng/kẻ ác. Các hệ thống đó bao hàm một "ngôn ngữ". Tâm thức con người thay vì là yếu tố sáng tạo ngôn ngữ, thì thực chất là bị ngôn ngữ qui định.
Người theo trường phái cấu trúc chủ trương rằng ngôn ngữ còn để ngỏ cho nghiên cứu khoa học, trong khi người theo trường phái hậu cấu trúc lại chủ trương ngôn ngữ có tính lắt léo và bất ổn, ý nghĩa chỉ có tính nhất thời. Họ hoài nghi về tính diễn giải đúng đắn trong các hoạt động như triết học và lịch sử, cho rằng đây cũng là ngôn ngữ, vì vậy chúng cũng lắt léo.
-- Nguồn: Ian Crofton (2013) Tóm lược các tư tưởng lớn: 200 khái niệm làm thay đổi thế giới được diễn giải tức thì, Quercus.
-- Toàn bộ kiến thức phổ thông được tập hợp tại http://cstmind.blogspot.com/p/kien.html
-- Ảnh: http://sieuhai.net/sites/default/files/styles/sieuhai_copyright_full-copy/public/sieuhai/medium-8d115fa942314140b55fd93d57df5720-400.jpg
Người theo trường phái cấu trúc chủ trương rằng ngôn ngữ còn để ngỏ cho nghiên cứu khoa học, trong khi người theo trường phái hậu cấu trúc lại chủ trương ngôn ngữ có tính lắt léo và bất ổn, ý nghĩa chỉ có tính nhất thời. Họ hoài nghi về tính diễn giải đúng đắn trong các hoạt động như triết học và lịch sử, cho rằng đây cũng là ngôn ngữ, vì vậy chúng cũng lắt léo.
-- Nguồn: Ian Crofton (2013) Tóm lược các tư tưởng lớn: 200 khái niệm làm thay đổi thế giới được diễn giải tức thì, Quercus.
-- Toàn bộ kiến thức phổ thông được tập hợp tại http://cstmind.blogspot.com/p/kien.html
-- Ảnh: http://sieuhai.net/sites/default/files/styles/sieuhai_copyright_full-copy/public/sieuhai/medium-8d115fa942314140b55fd93d57df5720-400.jpg
Thứ Bảy, 22 tháng 2, 2014
Kinh tế học căn bản: Nền tảng chung
KINH TẾ HỌC CĂN BẢN
CHƯƠNG 1: NGUYÊN TẮC CƠ BẢN
NỀN TẢNG CHUNG
Hội nghị thường niên của Hội Kinh tế Hoa Kỳ thu hút hàng ngàn nhà kinh tế, trẻ lẫn già, tiếng tăm lẫn vô danh. Có bán sách, gặp gỡ kinh doanh, và một vài phỏng vấn tuyển dụng. Nhưng các nhà kinh tế chủ yếu tụ lại để trao đổi. Vào lúc cao điểm, có hơn 60 thuyết trình đồng thời diễn ra, từ vấn đề khủng hoảng thị trường tài chính cho đến vấn đề ai nấu ăn trong những gia đình vợ chồng cùng đi làm.
Đâu là điểm chung của họ? Một chuyên gia thị trường tài chính rất có thể biết ít ỏi về kinh tế học nội trợ, và ngược lại. Tuy nhiên nếu một nhà kinh tế tham dự nhầm tiểu ban và phải nghe các thuyết trình về một chủ đề xa lạ nào đó thì có thể vẫn thấy nhiều điều quen thuộc. Lý do là mọi phân tích kinh tế đều dựa trên một tập hợp các nguyên tắc cơ bản có thể áp dụng vào nhiều vấn đề khác nhau.
Trong số những nguyên tắc này là chọn lựa cá nhân - vì kinh tế học, trước tiên là về chọn lựa cá nhân (individual choice). Bạn muốn tiết kiệm tiền và đi xe buýt hay muốn mua xe? Bạn muốn tiếp tục dùng điện thoại thông minh đã cũ hay muốn nâng cấp mới? Các quyết định này là chọn lựa từ một số phương án hữu hạn - hữu hạn là vì không ai có được mọi thứ họ muốn. Ở mức cơ bản nhất, mọi vấn đề trong kinh tế học đều bao gồm quyết định chọn lựa cá nhân.
Nhưng để hiểu một nền kinh tế (economy) vận hành ra sao, bạn không thể chỉ hiểu cá nhân chọn lựa thế nào. Không ai trong chúng ta là Robinson Crusoe, một mình trên hoang đảo. Ta phải quyết định trong một môi trường định hình bởi quyết định của người khác. Thật vậy, trong nền kinh tế đương đại, thậm chí quyết định đơn giản nhất của bạn - chẳng hạn ăn sáng món gì - đều định hình bởi quyết định của hàng ngàn người, từ người trồng chuối ở Costa Rica cho đến nông dân trồng bắp ở Iowa.
Trong nền kinh tế thị trường (market economy), do mỗi chúng ta phải phụ thuộc quá nhiều vào người khác - đổi lại, họ cũng phụ thuộc vào ta - nên các lựa chọn tương tác với nhau. Như vậy, ở mức độ cơ bản, kinh tế học chẳng qua là lựa chọn cá nhân, nhưng để hiểu kinh tế thị trường vận hành ra sao, ta phải hiểu tương tác kinh tế (economic interaction) - lựa chọn của tôi tác động ra sao đến chọn lựa của bạn, và ngược lại.
Có thể hiểu được nhiều tương tác kinh tế quan trọng bằng cách nhìn vào thị trường những mặt hàng đơn lẻ, chẳng hạn thị trường bắp. Nhưng toàn bộ nền kinh tế có thứ lên thứ xuống, vì thế ta cần phải hiểu tương tác toàn nền kinh tế cũng như các tương tác hạn chế hơn phát sinh trong những thị trường đơn lẻ.
Nhờ học kinh tế, ta sẽ phát hiện các nguyên tắc chung về lựa chọn cá nhân và tương tác. Trong phần đầu tiên này, ta sẽ làm quen với nhiều thuật ngữ kinh tế chính yếu. Sau đó sẽ xem xét chi tiết mười hai nguyên tắc kinh tế cơ bản - bốn nguyên tắc liên quan đến lựa chọn cá nhân, năm nguyên tắc liên quan đến lựa chọn cá nhân tương tác thế nào, và ba nguyên tắ còn lại liên quan đến các tương tác toàn nền kinh tế.
-- Chú thích trên ảnh: Người ta phải lựa chọn
-- Nguồn: Paul Krugman (Nobel kinh tế 2008), Robin Wells, Kathryn Graddy (2014) Kinh tế học căn bản, tái bản lần ba.
CHƯƠNG 1: NGUYÊN TẮC CƠ BẢN
NỀN TẢNG CHUNG
Hội nghị thường niên của Hội Kinh tế Hoa Kỳ thu hút hàng ngàn nhà kinh tế, trẻ lẫn già, tiếng tăm lẫn vô danh. Có bán sách, gặp gỡ kinh doanh, và một vài phỏng vấn tuyển dụng. Nhưng các nhà kinh tế chủ yếu tụ lại để trao đổi. Vào lúc cao điểm, có hơn 60 thuyết trình đồng thời diễn ra, từ vấn đề khủng hoảng thị trường tài chính cho đến vấn đề ai nấu ăn trong những gia đình vợ chồng cùng đi làm.
Đâu là điểm chung của họ? Một chuyên gia thị trường tài chính rất có thể biết ít ỏi về kinh tế học nội trợ, và ngược lại. Tuy nhiên nếu một nhà kinh tế tham dự nhầm tiểu ban và phải nghe các thuyết trình về một chủ đề xa lạ nào đó thì có thể vẫn thấy nhiều điều quen thuộc. Lý do là mọi phân tích kinh tế đều dựa trên một tập hợp các nguyên tắc cơ bản có thể áp dụng vào nhiều vấn đề khác nhau.
Trong số những nguyên tắc này là chọn lựa cá nhân - vì kinh tế học, trước tiên là về chọn lựa cá nhân (individual choice). Bạn muốn tiết kiệm tiền và đi xe buýt hay muốn mua xe? Bạn muốn tiếp tục dùng điện thoại thông minh đã cũ hay muốn nâng cấp mới? Các quyết định này là chọn lựa từ một số phương án hữu hạn - hữu hạn là vì không ai có được mọi thứ họ muốn. Ở mức cơ bản nhất, mọi vấn đề trong kinh tế học đều bao gồm quyết định chọn lựa cá nhân.
Nhưng để hiểu một nền kinh tế (economy) vận hành ra sao, bạn không thể chỉ hiểu cá nhân chọn lựa thế nào. Không ai trong chúng ta là Robinson Crusoe, một mình trên hoang đảo. Ta phải quyết định trong một môi trường định hình bởi quyết định của người khác. Thật vậy, trong nền kinh tế đương đại, thậm chí quyết định đơn giản nhất của bạn - chẳng hạn ăn sáng món gì - đều định hình bởi quyết định của hàng ngàn người, từ người trồng chuối ở Costa Rica cho đến nông dân trồng bắp ở Iowa.
Trong nền kinh tế thị trường (market economy), do mỗi chúng ta phải phụ thuộc quá nhiều vào người khác - đổi lại, họ cũng phụ thuộc vào ta - nên các lựa chọn tương tác với nhau. Như vậy, ở mức độ cơ bản, kinh tế học chẳng qua là lựa chọn cá nhân, nhưng để hiểu kinh tế thị trường vận hành ra sao, ta phải hiểu tương tác kinh tế (economic interaction) - lựa chọn của tôi tác động ra sao đến chọn lựa của bạn, và ngược lại.
Có thể hiểu được nhiều tương tác kinh tế quan trọng bằng cách nhìn vào thị trường những mặt hàng đơn lẻ, chẳng hạn thị trường bắp. Nhưng toàn bộ nền kinh tế có thứ lên thứ xuống, vì thế ta cần phải hiểu tương tác toàn nền kinh tế cũng như các tương tác hạn chế hơn phát sinh trong những thị trường đơn lẻ.
Nhờ học kinh tế, ta sẽ phát hiện các nguyên tắc chung về lựa chọn cá nhân và tương tác. Trong phần đầu tiên này, ta sẽ làm quen với nhiều thuật ngữ kinh tế chính yếu. Sau đó sẽ xem xét chi tiết mười hai nguyên tắc kinh tế cơ bản - bốn nguyên tắc liên quan đến lựa chọn cá nhân, năm nguyên tắc liên quan đến lựa chọn cá nhân tương tác thế nào, và ba nguyên tắ còn lại liên quan đến các tương tác toàn nền kinh tế.
-- Chú thích trên ảnh: Người ta phải lựa chọn
-- Nguồn: Paul Krugman (Nobel kinh tế 2008), Robin Wells, Kathryn Graddy (2014) Kinh tế học căn bản, tái bản lần ba.
Thứ Sáu, 21 tháng 2, 2014
Kiến thức phổ thông: Chủ nghĩa tập thể so với Chủ nghĩa cá nhân - Collectivism vs. Individualism
Chủ nghĩa tập thể là niềm tin rằng quyền lợi tập thể - chẳng hạn xã hội hay quốc gia - là ưu tiên. Trái lại, người ủng hộ chủ nghĩa cá nhân thì nhấn mạnh rằng quyền tự do công dân là một thực thể độc lập. Biểu hiện cực đoan nhất của chủ nghĩa tập thể là nhà nước độc tài, trong khi những giá trị của chủ nghĩa cá nhân lại được người theo chủ nghĩa tự do, thuộc cánh tả lẫn cánh hữu, thể hiện một cách mạnh mẽ nhất.
Giữa hai thái cực này, hầu hết các vị trí chính trị đều cân bằng về những giá trị tập thể lẫn cá nhân, cho rằng công dân vừa có quyền vừa có nghĩa vụ. Các nhà dân chủ xã hội tin rằng nhà nước có vai trò lớn về kinh tế xã hội, đồng thời nhấn mạnh đến tầm quan trọng của tự do dân chủ. Người bảo thủ thì thấy nhà nước có vai trò nhỏ bé hơn và tin rằng cứ để cá nhân tự lo liệu. Tuy nhiên, họ vẫn đề cao ổn định xã hội, tin tưởng vào việc tuân thủ luật pháp, đạo đức, và tôn giáo.
-- Nguồn: Ian Crofton (2013) Tóm lược các tư tưởng lớn: 200 khái niệm làm thay đổi thế giới được diễn giải tức thì, Quercus.
-- Toàn bộ kiến thức phổ thông được tập hợp tại http://cstmind.blogspot.com/p/kien.html
-- Ảnh: http://necessaryandpropergovt.files.wordpress.com/2014/01/individualism-and-collectivism.png
Giữa hai thái cực này, hầu hết các vị trí chính trị đều cân bằng về những giá trị tập thể lẫn cá nhân, cho rằng công dân vừa có quyền vừa có nghĩa vụ. Các nhà dân chủ xã hội tin rằng nhà nước có vai trò lớn về kinh tế xã hội, đồng thời nhấn mạnh đến tầm quan trọng của tự do dân chủ. Người bảo thủ thì thấy nhà nước có vai trò nhỏ bé hơn và tin rằng cứ để cá nhân tự lo liệu. Tuy nhiên, họ vẫn đề cao ổn định xã hội, tin tưởng vào việc tuân thủ luật pháp, đạo đức, và tôn giáo.
-- Nguồn: Ian Crofton (2013) Tóm lược các tư tưởng lớn: 200 khái niệm làm thay đổi thế giới được diễn giải tức thì, Quercus.
-- Toàn bộ kiến thức phổ thông được tập hợp tại http://cstmind.blogspot.com/p/kien.html
-- Ảnh: http://necessaryandpropergovt.files.wordpress.com/2014/01/individualism-and-collectivism.png
Thứ Năm, 20 tháng 2, 2014
Kiến thức phổ thông: Tiến hóa - Evolution
Thuyết tiến hóa qua chọn lọc tự nhiên được nhà tự nhiên học người Anh Charles Darwin phác họa trong tác phẩm Nguồn gốc các Loài (1859) là một trong những thuyết đơn giản nhất và đẹp nhất trong khoa học. Thuyết này còn thay đổi tư duy của chúng ta về bản thân.
Darwin đã dành hàng chục năm tích lũy và sắp xếp bằng chứng trước khi công bố thuyết của ông. Các nhà địa chất đã chứng minh rằng trái đất cổ xưa hơn rất nhiều so với hình dung trước đây, và đá cổ duy trì được hóa thạch của nhiều loài thú hiện nay đã tuyệt chủng. Bằng cách so sánh những hóa thạch này với nhau, cùng so sánh các sinh vật tương tự nhưng khác nhau, Darwin cho rằng những loài hiện đại tương tự nhau đã tiến hóa theo từng giai đoạn ngắn từ tổ tiên chung. Ông đưa ra cơ chế chọn lọc tự nhiên. Thỉnh thoảng phát sinh đột biến trong một cá thể khiến cá thể này thích nghi tốt hơn với môi trường xung quanh. Do vậy những cá thể đó có khả năng duy trì nòi giống thành công hơn. Đây là cách mà nhiều loài mới - kể cả chúng ta - xuất hiện.
-- Nguồn: Ian Crofton (2013) Tóm lược các tư tưởng lớn: 200 khái niệm làm thay đổi thế giới được diễn giải tức thì, Quercus.
-- Toàn bộ kiến thức phổ thông được tập hợp tại http://cstmind.blogspot.com/p/kien.html
-- Ảnh: http://th08.deviantart.net/fs71/PRE/i/2010/248/a/f/evolution_project_by_ntamura-d2y43cb.jpg
Darwin đã dành hàng chục năm tích lũy và sắp xếp bằng chứng trước khi công bố thuyết của ông. Các nhà địa chất đã chứng minh rằng trái đất cổ xưa hơn rất nhiều so với hình dung trước đây, và đá cổ duy trì được hóa thạch của nhiều loài thú hiện nay đã tuyệt chủng. Bằng cách so sánh những hóa thạch này với nhau, cùng so sánh các sinh vật tương tự nhưng khác nhau, Darwin cho rằng những loài hiện đại tương tự nhau đã tiến hóa theo từng giai đoạn ngắn từ tổ tiên chung. Ông đưa ra cơ chế chọn lọc tự nhiên. Thỉnh thoảng phát sinh đột biến trong một cá thể khiến cá thể này thích nghi tốt hơn với môi trường xung quanh. Do vậy những cá thể đó có khả năng duy trì nòi giống thành công hơn. Đây là cách mà nhiều loài mới - kể cả chúng ta - xuất hiện.
-- Nguồn: Ian Crofton (2013) Tóm lược các tư tưởng lớn: 200 khái niệm làm thay đổi thế giới được diễn giải tức thì, Quercus.
-- Toàn bộ kiến thức phổ thông được tập hợp tại http://cstmind.blogspot.com/p/kien.html
-- Ảnh: http://th08.deviantart.net/fs71/PRE/i/2010/248/a/f/evolution_project_by_ntamura-d2y43cb.jpg
Thứ Tư, 19 tháng 2, 2014
Kiến thức phổ thông: Biến động - Change and Motion
Vấn đề liệu sự biến động là thực hay ảo đầu tiên được các triết gia Hy Lạp nêu ra vào thế kỷ thứ năm trước Công Nguyên. Parmenides cho rằng thực tại chỉ có một và bất biến. Duy nhất "có" là thực; mọi vật ở trong trạng thái cố định của "có", còn "không" là ảo. Để biến động phát sinh, "có" sẽ phải biến thành "không", mà như vậy là mâu thuẫn. Thông tin từ các giác quan khiến ta cảm nhận rằng có biến động, nhưng đó chẳng qua là sự đánh lừa. Zeno xứ Elea, một đệ tử của Parmenidé, đã đưa ra một số nghịch lý nhằm minh họa cho quan điểm này.
Trái lại, Heraclitus cho rằng thực tại luôn biến động, ông có câu khẳng định nổi tiếng, "Bạn không thể bước xuống cùng một dòng sông hai lần". Mọi đối tượng là một "hài hòa của nhiều tác động đối lập", và đằng sau quá trình này là một nguyên tắc tổ chức mà ông gọi là logos, giống với lý luận của con người.
-- Nguồn: Ian Crofton (2013) Tóm lược các tư tưởng lớn: 200 khái niệm làm thay đổi thế giới được diễn giải tức thì, Quercus.
-- Toàn bộ kiến thức phổ thông được tập hợp tại http://cstmind.blogspot.com/p/kien.html
-- Ảnh: http://www.fs.fed.us/wildflowers/regions/pacificnorthwest/MetoliusRiver/images/metolius_river_pine_lg.jpg
Trái lại, Heraclitus cho rằng thực tại luôn biến động, ông có câu khẳng định nổi tiếng, "Bạn không thể bước xuống cùng một dòng sông hai lần". Mọi đối tượng là một "hài hòa của nhiều tác động đối lập", và đằng sau quá trình này là một nguyên tắc tổ chức mà ông gọi là logos, giống với lý luận của con người.
-- Nguồn: Ian Crofton (2013) Tóm lược các tư tưởng lớn: 200 khái niệm làm thay đổi thế giới được diễn giải tức thì, Quercus.
-- Toàn bộ kiến thức phổ thông được tập hợp tại http://cstmind.blogspot.com/p/kien.html
-- Ảnh: http://www.fs.fed.us/wildflowers/regions/pacificnorthwest/MetoliusRiver/images/metolius_river_pine_lg.jpg
Thứ Ba, 18 tháng 2, 2014
Kiến thức phổ thông: Trường phái Siêu thực - Surrealism
Các tác phẩm của Sigmund Freud về giấc mơ, ham muốn đè nén, và tiềm thức đã mở ra một thế giới hoàn toàn mới cho các văn nghệ sĩ. Sự phá vỡ những cấm kỵ cũ kỹ - đặc biệt các ngăn cấm thảo luận về giới tính - và thừa nhận tính phi lý trong bản chất con người là một trải nghiệm tự do đối với nhiều người. Đó còn là cuộc cách mạng lật đổ những giá trị bảo thủ truyền thống. Các họa sĩ, nhà soạn kịch, và nhà thơ thuộc trường phái Siêu thực vào những năm 1920 và 1930 đã đi tiên phong trong nỗ lực lật đổ thói trưởng giả.
Xu hướng bài trừ mê muội trong nghệ thuật hiện đại không phải hoàn toàn mới. Trước Thế Chiến thứ Nhất những người theo thuyết Vị lai ở Ý đã bác bỏ mọi thứ trước đó và cho rằng ô tô phải là hình ảnh thu nhỏ của vẻ đẹp, trong khi đó, lúc cuộc chiến đang diễn ra, trường phái Dada đã tuyên bố các giá trị thẩm mỹ hiện tiền tương tự. Một người dẫn đầu trào lưu Dada, Marcel Duchamp (1887–1968), đã gây tiếng vang qua việcđặt chiếc bồn tiểu trong một phòng trưng bày nghệ thuật, và đặt tên đó là Vòi nước (1917).
Trường phái Siêu thực xuất hiện trực tiếp từ phong trào Dada sau khi Dada biến mất vào năm 1922. Phát ngôn nhân chủ chốt của phong trào mới này, André Breton (1896–1966), định nghĩa Siêu thực là "hành động vô thức thuần túy, qua đó muốn biểu đạt, qua lời nói, chữ viết, hay bất kỳ phương tiện nào khác, quá trình tư duy thật sự. Biểu đạt của tư duy được giải phóng khỏi mọi kiểm soát của lý luận, độc lập với mọi ưu tư về thẩm mỹ hay đạo đức". Breton đánh đồng Siêu thực với chủ nghĩa cộng sản, cho dù Đảng Cộng sản phản bác điều này.
Theo lời kêu gọi của Breton, phần lớn văn học Siêu thực dựa vào sáng tác tự phát - viết ra bất cứ điều gì nảy sinh trong đầu. Một số họa sĩ Siêu thực cũng theo lối sáng tác tương tự (chẳng hạn tác phẩm chà xát của Max Ernst và vẽ mực tự do của André Masson) hay các công trình nghệ thuật gom góp từ nhiều đối tượng "được phát hiện" ngẫu nhiên. Những họa sĩ khác như Salvador Dali và René Magritte đã tạo ra thế giới trong mơ từ các đối tượng nằm chồng lên nhau một cách kỳ quặc. Phong cách đó còn được vận dụng trong kịch nghệ và phim ảnh. Tuy nhiên, sau Thế Chiến Hai, trường phái Siêu thực không còn sức mạnh gây sốc và đã thẩm thấu vào khuynh hướng thương mại.
-- Nguồn: Ian Crofton (2013) Tóm lược các tư tưởng lớn: 200 khái niệm làm thay đổi thế giới được diễn giải tức thì, Quercus.
-- Toàn bộ kiến thức phổ thông được tập hợp tại http://cstmind.blogspot.com/p/kien.html
-- Ảnh: http://paintings-art-picture.com/Salvador-Dali/images/Salvador%20Dali%20Paintings%20189.jpeg
Xu hướng bài trừ mê muội trong nghệ thuật hiện đại không phải hoàn toàn mới. Trước Thế Chiến thứ Nhất những người theo thuyết Vị lai ở Ý đã bác bỏ mọi thứ trước đó và cho rằng ô tô phải là hình ảnh thu nhỏ của vẻ đẹp, trong khi đó, lúc cuộc chiến đang diễn ra, trường phái Dada đã tuyên bố các giá trị thẩm mỹ hiện tiền tương tự. Một người dẫn đầu trào lưu Dada, Marcel Duchamp (1887–1968), đã gây tiếng vang qua việcđặt chiếc bồn tiểu trong một phòng trưng bày nghệ thuật, và đặt tên đó là Vòi nước (1917).
Trường phái Siêu thực xuất hiện trực tiếp từ phong trào Dada sau khi Dada biến mất vào năm 1922. Phát ngôn nhân chủ chốt của phong trào mới này, André Breton (1896–1966), định nghĩa Siêu thực là "hành động vô thức thuần túy, qua đó muốn biểu đạt, qua lời nói, chữ viết, hay bất kỳ phương tiện nào khác, quá trình tư duy thật sự. Biểu đạt của tư duy được giải phóng khỏi mọi kiểm soát của lý luận, độc lập với mọi ưu tư về thẩm mỹ hay đạo đức". Breton đánh đồng Siêu thực với chủ nghĩa cộng sản, cho dù Đảng Cộng sản phản bác điều này.
Theo lời kêu gọi của Breton, phần lớn văn học Siêu thực dựa vào sáng tác tự phát - viết ra bất cứ điều gì nảy sinh trong đầu. Một số họa sĩ Siêu thực cũng theo lối sáng tác tương tự (chẳng hạn tác phẩm chà xát của Max Ernst và vẽ mực tự do của André Masson) hay các công trình nghệ thuật gom góp từ nhiều đối tượng "được phát hiện" ngẫu nhiên. Những họa sĩ khác như Salvador Dali và René Magritte đã tạo ra thế giới trong mơ từ các đối tượng nằm chồng lên nhau một cách kỳ quặc. Phong cách đó còn được vận dụng trong kịch nghệ và phim ảnh. Tuy nhiên, sau Thế Chiến Hai, trường phái Siêu thực không còn sức mạnh gây sốc và đã thẩm thấu vào khuynh hướng thương mại.
-- Nguồn: Ian Crofton (2013) Tóm lược các tư tưởng lớn: 200 khái niệm làm thay đổi thế giới được diễn giải tức thì, Quercus.
-- Toàn bộ kiến thức phổ thông được tập hợp tại http://cstmind.blogspot.com/p/kien.html
-- Ảnh: http://paintings-art-picture.com/Salvador-Dali/images/Salvador%20Dali%20Paintings%20189.jpeg
Thứ Hai, 17 tháng 2, 2014
Kiến thức phổ thông: Chế độ liên bang so với chế độ trung ương tập quyền - Federalism vs. Centralism
Ở một số quốc gia, quyền lực chính trị là độc quyền của chính phủ trung ương hùng mạnh, trực tiếp kiểm soát hành chính quốc gia xuống tận địa phương. Các quốc gia đó được gọi là nhà nước đơn nhất.
Ở những quốc gia khác, chính phủ trung ương chỉ được phép quản lý các vấn đề như quốc phòng và chính khách đối ngoại, hầu hết quyền lực bên trong thuộc về những bang cấu thành nên quốc gia đó, mỗi bang có chính phủ riêng được bầu ra, có quyền thông qua các dự luật và tăng thuế. Những quốc gia đó được gọi là liên bang và thường bắt nguồn từ tự nguyện hợp nhất.
Các ví dụ về liên bang là Hoa Kỳ, Đức, Úc, và Canada, còn những ví dụ về nhà nước đơn nhất là Pháp và Anh. Nhà nước đơn nhất đôi khi ủy quyền cho hội đồng khu vực - chẳng hạn các hội đồng khu vực được thành lập cho Scotland, Wales, và Bắc Ireland vào thế kỷ hai mươi - nhưng cách tiếp cận từ trên xuống này không giống với hình thức hợp nhất tự nguyện hình thành từ dưới lên.
Ví dụ nổi tiếng nhất của hợp nhất tự nguyện là Hoa Kỳ, hình thành vào năm 1776 khi mười ba thuộc địa tuyên bố độc lập khỏi nước Anh. Sau khi giành độc lập, các thuộc địa trước đó không muốn từ bỏ quyền lực và chuyển giao cho chính phủ trung ương, họ không muốn chuyển từ chính thể chuyên chế này sang một chính thể chuyên chế khác. Vì vậy khi Hiến pháp Hoa Kỳ được phê chuẩn vào năm 1788, đã bảo toàn mọi quyền của bang mà không giao về cho chính phủ liên bang mới. Vấn đề "quyền của bang" - cụ thể là quyền cho phép duy trì chế độ nô lệ hay không - cuối cùng khiến cho một số bang có chế độ nô lệ đòi ly khai. Điều này dẫn đến Nội Chiến Hoa Kỳ từ 1861-5, là cuộc chiến do chính phủ liên bang phát động không chỉ chủ yếu xóa bỏ chế độ nô lệ mà còn duy trì sự thống nhất.
Ở những liên bang khác, căng thẳng phát sinh khi các bang tham gia có một dân tộc hay nhóm ngôn ngữ chiếm đa số - chẳng hạn Quebecois ở Canada hay Basques ở Tây Ban Nha - họ tin rằng quyền lợi của họ sẽ được phục vụ tốt hơn nếu độc lập hoàn toàn.
-- Nguồn: Ian Crofton (2013) Tóm lược các tư tưởng lớn: 200 khái niệm làm thay đổi thế giới được diễn giải tức thì, Quercus.
-- Toàn bộ kiến thức phổ thông được tập hợp tại http://cstmind.blogspot.com/p/kien.html
-- Ảnh: http://gcaggiano.files.wordpress.com/2011/09/shake1.jpg
Ở những quốc gia khác, chính phủ trung ương chỉ được phép quản lý các vấn đề như quốc phòng và chính khách đối ngoại, hầu hết quyền lực bên trong thuộc về những bang cấu thành nên quốc gia đó, mỗi bang có chính phủ riêng được bầu ra, có quyền thông qua các dự luật và tăng thuế. Những quốc gia đó được gọi là liên bang và thường bắt nguồn từ tự nguyện hợp nhất.
Các ví dụ về liên bang là Hoa Kỳ, Đức, Úc, và Canada, còn những ví dụ về nhà nước đơn nhất là Pháp và Anh. Nhà nước đơn nhất đôi khi ủy quyền cho hội đồng khu vực - chẳng hạn các hội đồng khu vực được thành lập cho Scotland, Wales, và Bắc Ireland vào thế kỷ hai mươi - nhưng cách tiếp cận từ trên xuống này không giống với hình thức hợp nhất tự nguyện hình thành từ dưới lên.
Ví dụ nổi tiếng nhất của hợp nhất tự nguyện là Hoa Kỳ, hình thành vào năm 1776 khi mười ba thuộc địa tuyên bố độc lập khỏi nước Anh. Sau khi giành độc lập, các thuộc địa trước đó không muốn từ bỏ quyền lực và chuyển giao cho chính phủ trung ương, họ không muốn chuyển từ chính thể chuyên chế này sang một chính thể chuyên chế khác. Vì vậy khi Hiến pháp Hoa Kỳ được phê chuẩn vào năm 1788, đã bảo toàn mọi quyền của bang mà không giao về cho chính phủ liên bang mới. Vấn đề "quyền của bang" - cụ thể là quyền cho phép duy trì chế độ nô lệ hay không - cuối cùng khiến cho một số bang có chế độ nô lệ đòi ly khai. Điều này dẫn đến Nội Chiến Hoa Kỳ từ 1861-5, là cuộc chiến do chính phủ liên bang phát động không chỉ chủ yếu xóa bỏ chế độ nô lệ mà còn duy trì sự thống nhất.
Ở những liên bang khác, căng thẳng phát sinh khi các bang tham gia có một dân tộc hay nhóm ngôn ngữ chiếm đa số - chẳng hạn Quebecois ở Canada hay Basques ở Tây Ban Nha - họ tin rằng quyền lợi của họ sẽ được phục vụ tốt hơn nếu độc lập hoàn toàn.
-- Nguồn: Ian Crofton (2013) Tóm lược các tư tưởng lớn: 200 khái niệm làm thay đổi thế giới được diễn giải tức thì, Quercus.
-- Toàn bộ kiến thức phổ thông được tập hợp tại http://cstmind.blogspot.com/p/kien.html
-- Ảnh: http://gcaggiano.files.wordpress.com/2011/09/shake1.jpg
Chủ Nhật, 16 tháng 2, 2014
Kiến thức phổ thông: Thuyết vi trùng - Germ Theory
Qua nhiều thế kỷ, nguyên nhân gây nhiều loại bệnh vẫn còn là điều bí ẩn. Một số người cho rằng bệnh là do ngộ độc, một số cho là do ô nhiễm không khí, một số cho là Thượng Đế không bằng lòng. Vào những năm 1840 Ignaz Semmelweiss, một bác sĩ sản khoa người Hungary làm việc ở Vienna, để ý rằng số phụ nữ được bác sĩ chăm sóc nhiễm sốt sản (thường gây ra hậu quả nghiêm trọng) cao hơn rất nhiều so với được hộ lý chăm sóc. Ông cho rằng bác sĩ thường thăm bệnh ngay sau khi mổ mà không rửa tay, và yêu cầu bác sĩ phải tự khử trùng trước khi khám bệnh. Ý tưởng của Semmelweiss đã tạo ra làn sóng thù địch gay gắt và nói chung là bị phớt lờ vào thời đó.
Đến những năm 1850, lúc dịch tả bùng nổ ở London, bác sĩ John Snow nghiên cứu nhiều trường hợp nhiễm bệnh và chứng minh rằng nơi có mật độ nhiễm bệnh cao nhất là những người sử dụng một vòi bơm đặc biệt để lấy nước uống. Snow tháo bỏ cần bơm và số trường hợp nhiễm bệnh giảm đi rất nhiều. Các phát hiện này đã giúp tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Một số người bắt đầu cho rằng tác nhân gây bệnh có thể là vi trùng - những vi sinh vật chỉ có thể thấy được bằng kính hiển vi. Cho đến khi nhà vi sinh người Pháp Louis Pasteur (1822–95) tìm được cách phòng ngừa và chữa trị các bệnh do vi sinh vật gây ra. Ông dùng nhiệt để tiêu diệt những vi sinh vật độc hại trong sữa và chế ra vắc-xin chữa bệnh dại lẫn bệnh than. Bác sĩ người Đức Robert Koch (1843–1910) cũng có vai trò then chốt, nhờ phát hiện những vi khuẩn gây bệnh như bệnh tả và bệnh lao, đồng thời đưa ra các tiêu chuẩn để biết rằng một chứng bệnh có phải do vi sinh vật gây ra hay không.
Sự thừa nhận thuyết vi trùng gây bệnh đã minh chứng cho quan điểm vệ sinh của Semmelweiss, và đến những năm 1870, bác sĩ giải phẫu người Anh Joseph Lister đi tiên phong về giải phẫu vô trùng. Cuộc đột phá vĩ đại tiếp theo là khi nhà vi sinh người Scotland phát minh ra penicillin vào năm 1928. Đây là kháng sinh đầu tiên chữa trị hiệu quả rất nhiều chứng bệnh do vi khuẩn gây ra, giúp cứu sống hàng triệu sinh mạng.
-- Nguồn: Ian Crofton (2013) Tóm lược các tư tưởng lớn: 200 khái niệm làm thay đổi thế giới được diễn giải tức thì, Quercus.
-- Toàn bộ kiến thức phổ thông được tập hợp tại http://cstmind.blogspot.com/p/kien.html
-- Ảnh: http://www.beliefnet.com/~/media/1F69CFDE064248918CB9977C2D17A3CC.ashx.aspx?w=400&h=300&bg=00000000&f=png
Đến những năm 1850, lúc dịch tả bùng nổ ở London, bác sĩ John Snow nghiên cứu nhiều trường hợp nhiễm bệnh và chứng minh rằng nơi có mật độ nhiễm bệnh cao nhất là những người sử dụng một vòi bơm đặc biệt để lấy nước uống. Snow tháo bỏ cần bơm và số trường hợp nhiễm bệnh giảm đi rất nhiều. Các phát hiện này đã giúp tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Một số người bắt đầu cho rằng tác nhân gây bệnh có thể là vi trùng - những vi sinh vật chỉ có thể thấy được bằng kính hiển vi. Cho đến khi nhà vi sinh người Pháp Louis Pasteur (1822–95) tìm được cách phòng ngừa và chữa trị các bệnh do vi sinh vật gây ra. Ông dùng nhiệt để tiêu diệt những vi sinh vật độc hại trong sữa và chế ra vắc-xin chữa bệnh dại lẫn bệnh than. Bác sĩ người Đức Robert Koch (1843–1910) cũng có vai trò then chốt, nhờ phát hiện những vi khuẩn gây bệnh như bệnh tả và bệnh lao, đồng thời đưa ra các tiêu chuẩn để biết rằng một chứng bệnh có phải do vi sinh vật gây ra hay không.
Sự thừa nhận thuyết vi trùng gây bệnh đã minh chứng cho quan điểm vệ sinh của Semmelweiss, và đến những năm 1870, bác sĩ giải phẫu người Anh Joseph Lister đi tiên phong về giải phẫu vô trùng. Cuộc đột phá vĩ đại tiếp theo là khi nhà vi sinh người Scotland phát minh ra penicillin vào năm 1928. Đây là kháng sinh đầu tiên chữa trị hiệu quả rất nhiều chứng bệnh do vi khuẩn gây ra, giúp cứu sống hàng triệu sinh mạng.
-- Nguồn: Ian Crofton (2013) Tóm lược các tư tưởng lớn: 200 khái niệm làm thay đổi thế giới được diễn giải tức thì, Quercus.
-- Toàn bộ kiến thức phổ thông được tập hợp tại http://cstmind.blogspot.com/p/kien.html
-- Ảnh: http://www.beliefnet.com/~/media/1F69CFDE064248918CB9977C2D17A3CC.ashx.aspx?w=400&h=300&bg=00000000&f=png
Thứ Sáu, 14 tháng 2, 2014
Kiến thức phổ thông: Trường phái lập thể - Cubism
Họa sĩ Hậu Ấn tượng Paul Cézanne (1839–1906) sau này chuyển sang vẽ các cấu trúc nằm trong các đối tượng và phong cảnh thiên nhiên. Năm 1904 ông đưa ra cương lĩnh của mình: "Hãy nhìn thiên nhiên qua hình trụ, hình cầu, hình nón". Cách tiếp cận của Cézanne, bác bỏ tính nhạy cảm bề mặt của trường phái Ấn tượng để tập trung vào hình dáng cổ điển hơn, đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến một họa sĩ trẻ Tây Ban Nha là Pablo Picasso (1881–1973), người cùng với họa sĩ Pháp Georges Braque, vào khoảng năm 1907, khởi đầu một trào lưu mới: trường phái Lập thể.
Người theo trường phái Lập thể thường thể nghiệm với tĩnh vật, hạn chế dùng nhiều màu sắc và lờ đi hiệu ứng ánh sáng để tập trung vào hình dáng. Góc độ truyền thống, với một quan điểm duy nhất và ước vọng ảo tưởng, đã được thay thế bằng nhiều quan điểm, trong đó đối tượng được trình bày từ nhiều góc khác nhau, rồi tập hợp thành các thành phần chồng lên hay đan xen nhau. Phong cách mới thể hiện tính cố kết và thể tích trên mặt phẳng hai chiều này đã gây ảnh hưởng lâu dài đến nghệ thuật hội họa của thế kỷ hai mươi.
-- Nguồn: Ian Crofton (2013) Tóm lược các tư tưởng lớn: 200 khái niệm làm thay đổi thế giới được diễn giải tức thì, Quercus.
-- Toàn bộ kiến thức phổ thông được tập hợp tại http://cstmind.blogspot.com/p/kien.html
-- Ảnh: http://www.arthistoryarchive.com/arthistory/cubism/images/PabloPicasso-Girl-with-Mandolin-Fanny-Tellier-1910.jpg
Người theo trường phái Lập thể thường thể nghiệm với tĩnh vật, hạn chế dùng nhiều màu sắc và lờ đi hiệu ứng ánh sáng để tập trung vào hình dáng. Góc độ truyền thống, với một quan điểm duy nhất và ước vọng ảo tưởng, đã được thay thế bằng nhiều quan điểm, trong đó đối tượng được trình bày từ nhiều góc khác nhau, rồi tập hợp thành các thành phần chồng lên hay đan xen nhau. Phong cách mới thể hiện tính cố kết và thể tích trên mặt phẳng hai chiều này đã gây ảnh hưởng lâu dài đến nghệ thuật hội họa của thế kỷ hai mươi.
-- Nguồn: Ian Crofton (2013) Tóm lược các tư tưởng lớn: 200 khái niệm làm thay đổi thế giới được diễn giải tức thì, Quercus.
-- Toàn bộ kiến thức phổ thông được tập hợp tại http://cstmind.blogspot.com/p/kien.html
-- Ảnh: http://www.arthistoryarchive.com/arthistory/cubism/images/PabloPicasso-Girl-with-Mandolin-Fanny-Tellier-1910.jpg
Thứ Năm, 13 tháng 2, 2014
Kiến thức phổ thông: Hệ thống bầu cử - Voting Systems
Nhiều hệ thống bầu cử khác nhau đang vận hành trên toàn thế giới. Trong bầu cử tổng thống Hoa Kỳ, mỗi bang bầu các đại diện vào đại cử tri đoàn, rồi đại cử tri đoàn bầu ra tổng thống. Anh và nhiều quốc gia khác áp dụng hệ thống người-đầu-tiên-cán-đích, trong đó các ứng viên đại diện cho một khu vực bầu cử cụ thể, và ứng viên với số phiếu nhiều nhất ở mỗi khu vực bầu cử sẽ được chuyển về Quốc hội; đảng có số thành viên được bầu nhiều nhất sẽ đứng ra thành lập chính phủ. Sự phản đối trên cả hai hệ thống này là có khả năng tổng thống hay chính phủ chiến thắng chỉ với thiểu số so với tổng phiếu bầu.
Các quốc gia khác áp dụng hệ thống bầu cử gọi là đại diện theo tỉ tệ, qua đó số ghế trao cho mỗi đảng sẽ tỉ lệ với phần trăm tổng phiếu bầu mà họ nhận được trên toàn quốc. Hệ thống này trao cơ hội cho nhiều đảng nhỏ có được ghế và khiến khó xảy ra tình huống một đảng chiếm đa số, từ đó thường đưa đến chính phủ liên hiệp.
-- Nguồn: Ian Crofton (2013) Tóm lược các tư tưởng lớn: 200 khái niệm làm thay đổi thế giới được diễn giải tức thì, Quercus.
-- Toàn bộ kiến thức phổ thông được tập hợp tại http://cstmind.blogspot.com/p/kien.html
-- Ảnh: http://truedemocracyparty.net/wp-content/uploads/voting-paper-ballots.jpg
Thứ Tư, 12 tháng 2, 2014
Kiến thức phổ thông: Trí tuệ nhân tạo - Artificial Intelligence
Năm 1950, nhà toán học Anh Alan Turing đề xuất một kiểm tra để xem một chiếc máy có thể được gọi là thông minh hay không. Một người ngồi trong một căn phòng đặt các câu hỏi với một người khác ở căn phòng thứ hai, và với một máy tính ở căn phòng thứ ba. Nếu người ở căn phòng thứ nhất không thể biết được rằng họ đang trao đổi với người hay với máy, thì máy tính đó đã vượt qua được "bài kiểm tra Turing".
Nhiều nghi ngờ đã được đưa ra về tính đúng đắn của bài kiểm tra này. Trong một thí nghiệm tư duy nổi tiếng, một người ngồi trong phòng, trong khi những người bên ngoài trưng ra các câu hỏi bằng tiếng Hoa. Người trong phòng không hiểu tiếng Hoa, nhưng theo những hướng dẫn để biết cần phải tuồn qua gầm cửa mẩu giấy nào. Kết quả là người bên ngoài không biết là người bên trong có phải là một người Hoa thật sự hay không. Kết luận là ngay cả khi máy tính được chế ra để có thể trả lời chính xác, chúng vẫn chẳng bao giờ có ý thức và thông minh.
-- Nguồn: Ian Crofton (2013) Tóm lược các tư tưởng lớn: 200 khái niệm làm thay đổi thế giới được diễn giải tức thì, Quercus.
-- Toàn bộ kiến thức phổ thông được tập hợp tại http://cstmind.blogspot.com/p/kien.html
-- Ảnh: http://www.rutherfordjournal.org/images/TAHC_turingtest.jpg
Nhiều nghi ngờ đã được đưa ra về tính đúng đắn của bài kiểm tra này. Trong một thí nghiệm tư duy nổi tiếng, một người ngồi trong phòng, trong khi những người bên ngoài trưng ra các câu hỏi bằng tiếng Hoa. Người trong phòng không hiểu tiếng Hoa, nhưng theo những hướng dẫn để biết cần phải tuồn qua gầm cửa mẩu giấy nào. Kết quả là người bên ngoài không biết là người bên trong có phải là một người Hoa thật sự hay không. Kết luận là ngay cả khi máy tính được chế ra để có thể trả lời chính xác, chúng vẫn chẳng bao giờ có ý thức và thông minh.
-- Nguồn: Ian Crofton (2013) Tóm lược các tư tưởng lớn: 200 khái niệm làm thay đổi thế giới được diễn giải tức thì, Quercus.
-- Toàn bộ kiến thức phổ thông được tập hợp tại http://cstmind.blogspot.com/p/kien.html
-- Ảnh: http://www.rutherfordjournal.org/images/TAHC_turingtest.jpg
Thứ Ba, 11 tháng 2, 2014
Kiến thức phổ thông: Ý thức - Consciousness
Ý thức là nhận biết của ta không chỉ về thế giới bên ngoài mà còn về bản thân và điều xảy ra trong tâm trí của chính chúng ta. Thế giới nội tâm này bao gồm cảm xúc, ký ức, niềm tin, nhận thức, và các biến cố trong tâm khác. Một số người cho rằng ý thức là thứ phân biệt con người với những động vật khác. Rõ ràng là động vật ý thức được thế giới bên ngoài, nhưng về ý thức của bản thân, nếu có, thì còn là vấn đề tranh luận. Rõ ràng là chúng xử lý thông tin đưa vào giác quan để từ đó phát sinh hành động; nhưng khi quan sát hành vi con người, nếu không có suy nghiệm (quán chiếu), ta có thể nói rằng đó không còn là con người nữa.
Một trong những thách thức to lớn của ngành khoa học thần kinh đương đại là tìm ra chất liệu cơ bản của ý thức. Chức năng của các bộ phận khác nhau trong não đang được hóa giải, và một số nhà vật lý cho rằng ý thức có thể bao hàm những biến cố lượng tử. Tuy nhiên, ý thức là một trải nghiệm chủ quan, vì vậy có lẽ chẳng bao giờ có thể làm sáng tỏ hoàn toàn ý thức bằng các diễn giải cơ học.
-- Nguồn: Ian Crofton (2013) Tóm lược các tư tưởng lớn: 200 khái niệm làm thay đổi thế giới được diễn giải tức thì, Quercus.
-- Toàn bộ kiến thức phổ thông được tập hợp tại http://cstmind.blogspot.com/p/kien.html
-- Ảnh: http://www.damianmarksmyth.com/wp-content/uploads/2013/01/Consciousness.jpg
Một trong những thách thức to lớn của ngành khoa học thần kinh đương đại là tìm ra chất liệu cơ bản của ý thức. Chức năng của các bộ phận khác nhau trong não đang được hóa giải, và một số nhà vật lý cho rằng ý thức có thể bao hàm những biến cố lượng tử. Tuy nhiên, ý thức là một trải nghiệm chủ quan, vì vậy có lẽ chẳng bao giờ có thể làm sáng tỏ hoàn toàn ý thức bằng các diễn giải cơ học.
-- Nguồn: Ian Crofton (2013) Tóm lược các tư tưởng lớn: 200 khái niệm làm thay đổi thế giới được diễn giải tức thì, Quercus.
-- Toàn bộ kiến thức phổ thông được tập hợp tại http://cstmind.blogspot.com/p/kien.html
-- Ảnh: http://www.damianmarksmyth.com/wp-content/uploads/2013/01/Consciousness.jpg
Thứ Hai, 10 tháng 2, 2014
Kiến thức phổ thông: Trường phái trừu tượng - Abstraction
MỖI NGÀY MỘT KIẾN THỨC PHỔ THÔNG
TRƯỜNG PHÁI TRỪU TƯỢNG - ABSTRACTION
Việc phát minh ra nghệ thuật nhiếp ảnh ở thế kỷ mười chín đã khiến cho mục đích biểu đạt nghiêm ngặt của hội họa - "tấm gương phản ánh tự nhiên" - trở nên thừa thãi. Một số họa sĩ đã chuyển sang trường phái Biểu hiện, trong khi một số khác thì đắm mình với trải nghiệm kiểu cách. Trong số đó, một số - chẳng hạn những người theo trường phái Lập thể - tìm cách giản lược sự thể hiện của các đối tượng về những dạng đơn giản. Kết quả có thể trông trừu tượng, nhưng tính trừu tượng thật sự thì loại trừ mọi dạng thể hiện, thay vào đó là việc xây dựng công trình nghệ thuật từ các dạng phi thể hiện - từ những dạng hình học được phác họa sắc nét cho đến các nét cọ ngông cuồng hay thậm chí những vệt màu tung tóe.
Các bức tranh thật sự trừu tượng đầu tiên được họa sĩ Nga Wassily Kandinsky sáng tác vào khoảng 1910-11 ở Bavaria. "Nếu một nét trong tranh được giải phóng khỏi mục đích thể hiện điều gì và những chức năng thể hiện bản thân điều đó," Kadinsky viết vào năm 1912, "thì tính cộng hưởng nội tại của nó sẽ không bị bất kỳ vai trò thứ yếu nào làm cho suy yếu và nó hoàn toàn có được sức mạnh bên trong". Kadinsky so sánh hội họa trừu tượng với âm nhạc, loại hình nghệ thuật trừu tượng nhất, và nhấn mạnh đến chiều kích tinh thần của nó.
Họa sĩ Hà Lan Piet Mondrian, các bức tranh của ông thường có những lưới đen trên nền trắng với một hay hai hình vuông hoặc hình chữ nhật dùng màu cơ bản, có quan điểm tâm linh tương tự. Năm 1937 ông viết, "Nghệ thuật trừu tượng ... trái ngược với thú tính nguyên thủy hoang sơ của con người, nhưng đó chính là bản chất thật sự của con người".
Những họa sĩ như Mondrian trưng bày loại hình trừu tượng hình học tinh túy nhất và tối tiểu nhất. Trái lại, loại tranh trừu tượng nổi lên ở Mỹ trong các năm sau Thế Chiến Hai thì ngông cuồng hơn, lỏng lẻo hơn, và táo bạo hơn, và sau này trở thành trường phái Biểu hiện Trừu tượng. Một số họa sĩ theo trường phái Biểu hiện Trừu tượng, như Jackson Pollock, đã phát triển kỹ thuật gọi là hội họa hành động, trong đó các đốm màu vãi tung tóe trên khung tranh qua những hành động tạo ra tức thời. Mặc dù tính thời thượng đã đến và đi, cả hai trường phái trừu tượng hình học và "tự do" tiếp tục là các nhánh chính trong nghệ thuật đương đại.
-- Nguồn: Ian Crofton (2013) Tóm lược các tư tưởng lớn: 200 khái niệm làm thay đổi thế giới được diễn giải tức thì, Quercus.
-- Toàn bộ kiến thức phổ thông được tập hợp tại http://cstmind.blogspot.com/p/kien.html
-- Ảnh: http://www.ibiblio.org/wm/paint/auth/kandinsky/kandinsky.comp-8.jpg
TRƯỜNG PHÁI TRỪU TƯỢNG - ABSTRACTION
Việc phát minh ra nghệ thuật nhiếp ảnh ở thế kỷ mười chín đã khiến cho mục đích biểu đạt nghiêm ngặt của hội họa - "tấm gương phản ánh tự nhiên" - trở nên thừa thãi. Một số họa sĩ đã chuyển sang trường phái Biểu hiện, trong khi một số khác thì đắm mình với trải nghiệm kiểu cách. Trong số đó, một số - chẳng hạn những người theo trường phái Lập thể - tìm cách giản lược sự thể hiện của các đối tượng về những dạng đơn giản. Kết quả có thể trông trừu tượng, nhưng tính trừu tượng thật sự thì loại trừ mọi dạng thể hiện, thay vào đó là việc xây dựng công trình nghệ thuật từ các dạng phi thể hiện - từ những dạng hình học được phác họa sắc nét cho đến các nét cọ ngông cuồng hay thậm chí những vệt màu tung tóe.
Các bức tranh thật sự trừu tượng đầu tiên được họa sĩ Nga Wassily Kandinsky sáng tác vào khoảng 1910-11 ở Bavaria. "Nếu một nét trong tranh được giải phóng khỏi mục đích thể hiện điều gì và những chức năng thể hiện bản thân điều đó," Kadinsky viết vào năm 1912, "thì tính cộng hưởng nội tại của nó sẽ không bị bất kỳ vai trò thứ yếu nào làm cho suy yếu và nó hoàn toàn có được sức mạnh bên trong". Kadinsky so sánh hội họa trừu tượng với âm nhạc, loại hình nghệ thuật trừu tượng nhất, và nhấn mạnh đến chiều kích tinh thần của nó.
Họa sĩ Hà Lan Piet Mondrian, các bức tranh của ông thường có những lưới đen trên nền trắng với một hay hai hình vuông hoặc hình chữ nhật dùng màu cơ bản, có quan điểm tâm linh tương tự. Năm 1937 ông viết, "Nghệ thuật trừu tượng ... trái ngược với thú tính nguyên thủy hoang sơ của con người, nhưng đó chính là bản chất thật sự của con người".
Những họa sĩ như Mondrian trưng bày loại hình trừu tượng hình học tinh túy nhất và tối tiểu nhất. Trái lại, loại tranh trừu tượng nổi lên ở Mỹ trong các năm sau Thế Chiến Hai thì ngông cuồng hơn, lỏng lẻo hơn, và táo bạo hơn, và sau này trở thành trường phái Biểu hiện Trừu tượng. Một số họa sĩ theo trường phái Biểu hiện Trừu tượng, như Jackson Pollock, đã phát triển kỹ thuật gọi là hội họa hành động, trong đó các đốm màu vãi tung tóe trên khung tranh qua những hành động tạo ra tức thời. Mặc dù tính thời thượng đã đến và đi, cả hai trường phái trừu tượng hình học và "tự do" tiếp tục là các nhánh chính trong nghệ thuật đương đại.
-- Nguồn: Ian Crofton (2013) Tóm lược các tư tưởng lớn: 200 khái niệm làm thay đổi thế giới được diễn giải tức thì, Quercus.
-- Toàn bộ kiến thức phổ thông được tập hợp tại http://cstmind.blogspot.com/p/kien.html
-- Ảnh: http://www.ibiblio.org/wm/paint/auth/kandinsky/kandinsky.comp-8.jpg
Chủ Nhật, 9 tháng 2, 2014
Kiến thức phổ thông: Dân chủ - Democracy
Dân chủ nghĩa đen là "cai trị bởi nhân dân". Dân chủ có thể dưới dạng nhân dân thuộc một quốc gia trực tiếp cầm quyền, bỏ phiếu trên mọi vấn đề. Một cách khác - và thông dụng hơn nhiều - là thành lập chính phủ gồm các đại diện do dân bầu lên. Ngay cả trong những nền dân chủ đại diện, một số vấn đề hết sức quan trọng - chẳng hạn các thay đổi hiến pháp - được giao phó cho những cuộc trưng cầu dân ý qua hình thức bỏ phiếu rộng rãi.
Dân chủ xuất hiện đầu tiên ở Hy Lạp vào cuối thế kỷ thứ sáu trước Công nguyên. Chẳng hạn ở thành phố tự trị Athens, các quyết định được đưa ra bởi những hội đồng gồm các công dân nam trưởng thành (phụ nữ và nô lệ bị loại). Ở La Mã dưới thời Cộng hòa (509-27 trước Công nguyên), hình thức cai trị dân chủ cũng đã phát triển: ban đầu chỉ có tầng lớp quý tộc được đại diện (trong Thượng viện), nhưng sau này dân thường, hay tầng lớp hạ lưu, có được tiếng nói qua các lãnh đạo được bầu lên.
Dưới thời những hoàng đế sau thời Cộng hòa La Mã, mọi hình thức dân chủ đều biến mất, và ở Âu châu thời trung cổ, mặc dù các quốc vương thỉnh thoảng triệu tập nghị viện, những hội đồng đó chỉ đại diện cho một bộ phận dân số hết sức nhỏ hẹp và chỉ có thực quyền nhỏ bé.
Dân chủ dưới hình thức hiện đại chỉ xuất hiện dần dần. Chẳng hạn ở Anh quốc, thế kỷ mười bảy chứng kiến cuộc tranh giành kéo dài giữa vua và Nghị viện, sau này Nghị viện chiếm ưu thế. Tuy nhiên ở thời kỳ đó mặc dù được bầu ra, Nghị viện chỉ đại diện cho một bộ phận dân số nhỏ bé - giới quý tộc, Giáo hội, địa chủ, và một số người giàu ở thành thị (phụ nữ không được bỏ phiếu). Phải đến những thập niên đầu của thế kỷ hai mươi, sau thời gian dài vận động và khích động quần chúng, mọi người dân Anh trưởng thành - không phân biệt giới tính - mới có quyền đi bầu.
Các cuộc đấu tranh tương tự đã xảy ra ở những nước khác để người lao động, dân tộc thiểu số, và phụ nữ có quyền bỏ phiếu. Ngày nay, hầu hết các quốc gia đều, hay tối thiểu là có dấu hiệu, dân chủ, cho dù nhiều nơi bầu cử bị gian lận do tham nhũng, hăm dọa, truyền thông giật dây, và cấm đoán những đảng đối lập.
-- Nguồn: Ian Crofton (2013) Tóm lược các tư tưởng lớn: 200 khái niệm làm thay đổi thế giới được diễn giải tức thì, Quercus.
-- Toàn bộ kiến thức phổ thông được tập hợp tại http://cstmind.blogspot.com/p/kien.html
-- Ảnh: http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/f/fc/Election_MG_3455.JPG
Dân chủ xuất hiện đầu tiên ở Hy Lạp vào cuối thế kỷ thứ sáu trước Công nguyên. Chẳng hạn ở thành phố tự trị Athens, các quyết định được đưa ra bởi những hội đồng gồm các công dân nam trưởng thành (phụ nữ và nô lệ bị loại). Ở La Mã dưới thời Cộng hòa (509-27 trước Công nguyên), hình thức cai trị dân chủ cũng đã phát triển: ban đầu chỉ có tầng lớp quý tộc được đại diện (trong Thượng viện), nhưng sau này dân thường, hay tầng lớp hạ lưu, có được tiếng nói qua các lãnh đạo được bầu lên.
Dưới thời những hoàng đế sau thời Cộng hòa La Mã, mọi hình thức dân chủ đều biến mất, và ở Âu châu thời trung cổ, mặc dù các quốc vương thỉnh thoảng triệu tập nghị viện, những hội đồng đó chỉ đại diện cho một bộ phận dân số hết sức nhỏ hẹp và chỉ có thực quyền nhỏ bé.
Dân chủ dưới hình thức hiện đại chỉ xuất hiện dần dần. Chẳng hạn ở Anh quốc, thế kỷ mười bảy chứng kiến cuộc tranh giành kéo dài giữa vua và Nghị viện, sau này Nghị viện chiếm ưu thế. Tuy nhiên ở thời kỳ đó mặc dù được bầu ra, Nghị viện chỉ đại diện cho một bộ phận dân số nhỏ bé - giới quý tộc, Giáo hội, địa chủ, và một số người giàu ở thành thị (phụ nữ không được bỏ phiếu). Phải đến những thập niên đầu của thế kỷ hai mươi, sau thời gian dài vận động và khích động quần chúng, mọi người dân Anh trưởng thành - không phân biệt giới tính - mới có quyền đi bầu.
Các cuộc đấu tranh tương tự đã xảy ra ở những nước khác để người lao động, dân tộc thiểu số, và phụ nữ có quyền bỏ phiếu. Ngày nay, hầu hết các quốc gia đều, hay tối thiểu là có dấu hiệu, dân chủ, cho dù nhiều nơi bầu cử bị gian lận do tham nhũng, hăm dọa, truyền thông giật dây, và cấm đoán những đảng đối lập.
-- Nguồn: Ian Crofton (2013) Tóm lược các tư tưởng lớn: 200 khái niệm làm thay đổi thế giới được diễn giải tức thì, Quercus.
-- Toàn bộ kiến thức phổ thông được tập hợp tại http://cstmind.blogspot.com/p/kien.html
-- Ảnh: http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/f/fc/Election_MG_3455.JPG
Thứ Bảy, 8 tháng 2, 2014
Kiến thức phổ thông: Thuyết hỗn loạn - Chaos Theory
Thuyết hỗn loạn là một lĩnh vực toán học nghiên cứu việc làm thế nào mà những thay đổi nhỏ trong các điều kiện ban đầu bên trong những hệ thống động và phức tạp có thể đưa đến các kết quả rất khác biệt. Thuyết hỗn loạn được áp dụng trong những hệ thống thuộc nhiều lĩnh vực, bao gồm khí tượng học, sinh học, và vật lý. Mặc dù các hệ thống đó là tất định, hoàn toàn không có những yếu tố ngẫu nhiên, dáng điệu ngẫu nhiên rõ ràng của chúng khiến cho việc dự đoán hết sức khó khăn.
Người đi tiên phong về thuyết hỗn loạn là nhà toán học và khí tượng học Mỹ Edward Lorenz. Năm 1961 Lorenz dùng mô hình máy tính để dự báo thời tiết. Ông bắt đầu nhập dữ liệu vào các biến phụ thuộc lẫn nhau như nhiệt độ, độ ẩm, áp suất không khí, và sức gió cũng như hướng gió. Lần đầu tiên chạy chương trình, ông gõ số 0.506127 vào một biến. Rồi khi chạy lại chương trình một lần nữa, ông gõ tắt giá trị làm tròn là 0.506. Kịch bản thời tiết đem lại kết quả ở lần hai hoàn toàn khác với lần đầu. Sự khác biệt 0.000127 nhỏ xíu đã có tác động khủng khiếp.
Năm 1963, một trong những đồng nghiệp của Lorenz để ý rằng nếu ông ta đúng, thì "cái vẫy cánh của một con chim mòng biển cũng đủ thay đổi thời tiết vĩnh viễn". Năm 1972, trong tiêu đề của một công trình khoa học, Lorenz đặt câu hỏi "Liệu cái vẫy cánh của một con bướm ở Brazil có gây ra lốc xoáy ở Texas được không?" Từ đó thuyết hỗn loạn phát minh một tên thông dụng trong ngành: hiệu ứng cánh bướm. Dĩ nhiên, riêng cái vẫy cánh bướm không thể gây lốc xoáy - nhiều yếu tố khác cùng góp vào đó. Nhưng cái vẫy cánh có thể là cọng rơm làm gẫy lưng lạc đà (ở đây đã dùng lối ẩn dụ khác).
Bất chấp tên gọi, thuyết hỗn loạn rất chắc chắn về mặt toán học và đã giúp làm sáng tỏ trật tự tiềm tàng trong rất nhiều hệ thống rõ ràng là ngẫu nhiên - từ những nhân tố gây ra lốc xoáy cuốn phăng xe cộ, các dao động trong những quần thể dã thú, cho đến dòng lưu thông ở các đường phố đông đúc.
-- Nguồn: Ian Crofton (2013) Tóm lược các tư tưởng lớn: 200 khái niệm làm thay đổi thế giới được diễn giải tức thì, Quercus.
-- Toàn bộ kiến thức phổ thông được tập hợp tại http://cstmind.blogspot.com/p/kien.html
-- Ảnh: http://www.wordfeast.co.za/wp-content/uploads/2011/09/chaos_theory1.jpg
Người đi tiên phong về thuyết hỗn loạn là nhà toán học và khí tượng học Mỹ Edward Lorenz. Năm 1961 Lorenz dùng mô hình máy tính để dự báo thời tiết. Ông bắt đầu nhập dữ liệu vào các biến phụ thuộc lẫn nhau như nhiệt độ, độ ẩm, áp suất không khí, và sức gió cũng như hướng gió. Lần đầu tiên chạy chương trình, ông gõ số 0.506127 vào một biến. Rồi khi chạy lại chương trình một lần nữa, ông gõ tắt giá trị làm tròn là 0.506. Kịch bản thời tiết đem lại kết quả ở lần hai hoàn toàn khác với lần đầu. Sự khác biệt 0.000127 nhỏ xíu đã có tác động khủng khiếp.
Năm 1963, một trong những đồng nghiệp của Lorenz để ý rằng nếu ông ta đúng, thì "cái vẫy cánh của một con chim mòng biển cũng đủ thay đổi thời tiết vĩnh viễn". Năm 1972, trong tiêu đề của một công trình khoa học, Lorenz đặt câu hỏi "Liệu cái vẫy cánh của một con bướm ở Brazil có gây ra lốc xoáy ở Texas được không?" Từ đó thuyết hỗn loạn phát minh một tên thông dụng trong ngành: hiệu ứng cánh bướm. Dĩ nhiên, riêng cái vẫy cánh bướm không thể gây lốc xoáy - nhiều yếu tố khác cùng góp vào đó. Nhưng cái vẫy cánh có thể là cọng rơm làm gẫy lưng lạc đà (ở đây đã dùng lối ẩn dụ khác).
Bất chấp tên gọi, thuyết hỗn loạn rất chắc chắn về mặt toán học và đã giúp làm sáng tỏ trật tự tiềm tàng trong rất nhiều hệ thống rõ ràng là ngẫu nhiên - từ những nhân tố gây ra lốc xoáy cuốn phăng xe cộ, các dao động trong những quần thể dã thú, cho đến dòng lưu thông ở các đường phố đông đúc.
-- Nguồn: Ian Crofton (2013) Tóm lược các tư tưởng lớn: 200 khái niệm làm thay đổi thế giới được diễn giải tức thì, Quercus.
-- Toàn bộ kiến thức phổ thông được tập hợp tại http://cstmind.blogspot.com/p/kien.html
-- Ảnh: http://www.wordfeast.co.za/wp-content/uploads/2011/09/chaos_theory1.jpg
Thứ Sáu, 7 tháng 2, 2014
Kiến thức phổ thông: Cá tính - Identity
Vấn đề xác định xem liệu một đối tượng hay một người có cùng một cá tính theo thời gian là vấn đề khiến các triết gia phải lao tâm khổ tứ bấy lâu nay. Hãy hình dung một chiếc rìu cũ cần phải thay cán; rồi vài năm sau, lưỡi rìu cũng cần thay thế. Khi hoàn thành sự thay thế này, nó có còn là chiếc rìu cũ theo một nghĩa nào đó nữa không?
Những câu hỏi tương tự có thể được đặt ra cho con người. Tôi có thể vẫn có cùng DNA (cấu tử cơ bản của tế bào di truyền) mà tôi đã có cách đây ba mươi năm, nhưng hầu như mọi tế bào trong cơ thể tôi đều đã được thay thế. Mặc dù còn sự tương tự nào đó, nhưng tôi không giống hệt tôi trước đây. Suy nghĩ và hành vi của tôi cũng không giống tôi hồi trẻ. Vậy tôi có cùng là một người theo nghĩa nào đó nữa không? Một số triết gia kết luận rằng có thể mắc sai lầm nếu nhận thức "bản ngã thực chất" vượt ra khỏi tư tưởng, ký ức, và kinh nghiệm của một người. Có thể bản ngã nằm ở quá trình, chứ không phải ở chất liệu.
-- Nguồn: Ian Crofton (2013) Tóm lược các tư tưởng lớn: 200 khái niệm làm thay đổi thế giới được diễn giải tức thì, Quercus.
-- Toàn bộ kiến thức phổ thông được tập hợp tại http://cstmind.blogspot.com/p/kien.html
-- Ảnh: http://www.peter-ould.net/wp-content/uploads/social-brand-identity1.jpg
Những câu hỏi tương tự có thể được đặt ra cho con người. Tôi có thể vẫn có cùng DNA (cấu tử cơ bản của tế bào di truyền) mà tôi đã có cách đây ba mươi năm, nhưng hầu như mọi tế bào trong cơ thể tôi đều đã được thay thế. Mặc dù còn sự tương tự nào đó, nhưng tôi không giống hệt tôi trước đây. Suy nghĩ và hành vi của tôi cũng không giống tôi hồi trẻ. Vậy tôi có cùng là một người theo nghĩa nào đó nữa không? Một số triết gia kết luận rằng có thể mắc sai lầm nếu nhận thức "bản ngã thực chất" vượt ra khỏi tư tưởng, ký ức, và kinh nghiệm của một người. Có thể bản ngã nằm ở quá trình, chứ không phải ở chất liệu.
-- Nguồn: Ian Crofton (2013) Tóm lược các tư tưởng lớn: 200 khái niệm làm thay đổi thế giới được diễn giải tức thì, Quercus.
-- Toàn bộ kiến thức phổ thông được tập hợp tại http://cstmind.blogspot.com/p/kien.html
-- Ảnh: http://www.peter-ould.net/wp-content/uploads/social-brand-identity1.jpg
Thứ Năm, 6 tháng 2, 2014
Kiến thức phổ thông: Trường phái Biểu hiện - Expressionism
Năm 1907 họa sĩ Na Uy Edvard Munch viết, "Một công trình nghệ thuật chỉ có thể đến từ nội tâm con người". Đây có thể là khẩu hiệu của trường phái Biểu hiện, một trào lưu nghệ thuật vào đầu thế kỷ hai mươi, đặc trưng bởi tính táo bạo, xuyên tạc và phóng đại, trong đó, theo họa sĩ Oskar Kokoschka, "hình ảnh biểu hiện tâm hồn".
Trường phái Biểu hiện đặc biệt mạnh mẽ ở Đức, Áo, và thậm chí trở nên u ám hơn sau Thế Chiến thứ Nhất, có thể thấy được trong các viễn cảnh ác mộng của Max Beckmann và những châm biếm sâu cay của George Grosz. Trường phái Biểu hiện còn truyền sang các loại hình nghệ thuật khác - chẳng hạn âm nhạc thời kỳ đầu của Schoenberg, những vở kịch của Strindberg và Wedekind, cũng như phim câm của Đức. Một ví dụ phim câm nổi tiếng là Phòng mạch của Bác sĩ Caligari vào năm 1919 của Robert Weine, trong đó các góc độ dàn cảnh điên dại, những tương phản sáng tối dữ dội, và sự chú trọng vào các trạng thái của xúc cảm và điên loạn cao độ đều là những điển hình của trào lưu Biểu hiện.
-- Nguồn: Ian Crofton (2013) Tóm lược các tư tưởng lớn: 200 khái niệm làm thay đổi thế giới được diễn giải tức thì, Quercus.
-- Toàn bộ kiến thức phổ thông được tập hợp tại http://cstmind.blogspot.com/p/kien.html
-- Ảnh: http://realite.files.wordpress.com/2008/02/family-picture-max-beckmann1920.jpg
Trường phái Biểu hiện đặc biệt mạnh mẽ ở Đức, Áo, và thậm chí trở nên u ám hơn sau Thế Chiến thứ Nhất, có thể thấy được trong các viễn cảnh ác mộng của Max Beckmann và những châm biếm sâu cay của George Grosz. Trường phái Biểu hiện còn truyền sang các loại hình nghệ thuật khác - chẳng hạn âm nhạc thời kỳ đầu của Schoenberg, những vở kịch của Strindberg và Wedekind, cũng như phim câm của Đức. Một ví dụ phim câm nổi tiếng là Phòng mạch của Bác sĩ Caligari vào năm 1919 của Robert Weine, trong đó các góc độ dàn cảnh điên dại, những tương phản sáng tối dữ dội, và sự chú trọng vào các trạng thái của xúc cảm và điên loạn cao độ đều là những điển hình của trào lưu Biểu hiện.
-- Nguồn: Ian Crofton (2013) Tóm lược các tư tưởng lớn: 200 khái niệm làm thay đổi thế giới được diễn giải tức thì, Quercus.
-- Toàn bộ kiến thức phổ thông được tập hợp tại http://cstmind.blogspot.com/p/kien.html
-- Ảnh: http://realite.files.wordpress.com/2008/02/family-picture-max-beckmann1920.jpg
Thứ Tư, 5 tháng 2, 2014
Kiến thức phổ thông: Lý thuyết trò chơi - Game Theory
Ta có xu hướng nghĩ rằng kinh tế học bao gồm các phương trình và đồ thị, nhưng đó là một ngành khoa học thiếu chính xác nên còn phải chú ý đến những hành xử của con người - tức các cách mà không phải lúc nào cũng có lý. Một trong những công cụ nhà kinh tế sử dụng là lý thuyết trò chơi, nó còn ứng dụng trong các lĩnh vực khác. Lý thuyết trò chơi là một nhánh của toán ứng dụng, nhưng có cách tiếp cận rất khác với toán ứng dụng trong khoa học vật lý, vốn đòi hỏi phải dự đoán điều gì sẽ xảy ra trong thế giới phi nhân tính.
Lý thuyết trò chơi bắt nguồn từ hai người Mỹ, John von Neumann và Oskar Morgenstern, trong sách Lý thuyết Trò chơi và Hành vi Kinh tế (1944). Ở đó, họ so sánh kinh tế với trò chơi mà người chơi tìm cách đoán nước đi của người kia. Từ đó lý thuyết trò chơi được triển khai trong nhiều lĩnh vực mà quyết định của bên tham gia có ảnh hưởng đến kết quả, từ chiến lược quân sự, chính trị, cho đến sinh học tiến hóa. Lý thuyết trò chơi cao cấp hơn lý thuyết xác suất kinh điển, nó quan tâm đến các yếu tố tâm lý học như tư lợi, trả giá, và lừa gạt.
Một trong những kịch bản nổi tiếng trong lý thuyết trò chơi là "thế khó xử của tù nhân". Ở kịch bản này, hai người bị kết án đã gây tội ác cùng bị thẩm vấn riêng biệt. Mỗi người được cho chọn lựa như nhau: hoặc thú tội hoặc im lặng. Họ được thông báo là nếu một người thú tội, mà người kia im lặng, thì người thú tội sẽ được trả tự do, còn người kia sẽ bị xử mười năm tù. Nếu cả hai cùng im lặng, mỗi người sẽ bị xử một năm tù. Nếu cả hai thú tội, mỗi người sẽ chịu án năm năm.
Về mặt toán học, chọn lựa tối ưu cho cả hai là im lặng. Tuy nhiên, lý thuyết trò chơi cho rằng do tính ích kỷ của con người nên cả hai đều thú tội, với hy vọng được trả tự do, thay vì gánh chịu rủi ro là người duy nhất giữ im lặng vì như vậy sẽ phải chịu mức xử tối đa. Vì vậy chọn lựa tối ưu không phải là chọn lựa hiển nhiên - cho dù nếu kịch bản này được lặp đi lặp lại nhiều lần, thì người tham gia có thể học được bài học là phải hợp tác.
-- Nguồn: Ian Crofton (2013) Tóm lược các tư tưởng lớn: 200 khái niệm làm thay đổi thế giới được diễn giải tức thì, Quercus.
-- Toàn bộ kiến thức phổ thông được tập hợp tại http://cstmind.blogspot.com/p/kien.html
-- Ảnh: http://elleturnerwriter.files.wordpress.com/2012/07/2000px-prisoners_dilemma_embezzlement-svg.png
Lý thuyết trò chơi bắt nguồn từ hai người Mỹ, John von Neumann và Oskar Morgenstern, trong sách Lý thuyết Trò chơi và Hành vi Kinh tế (1944). Ở đó, họ so sánh kinh tế với trò chơi mà người chơi tìm cách đoán nước đi của người kia. Từ đó lý thuyết trò chơi được triển khai trong nhiều lĩnh vực mà quyết định của bên tham gia có ảnh hưởng đến kết quả, từ chiến lược quân sự, chính trị, cho đến sinh học tiến hóa. Lý thuyết trò chơi cao cấp hơn lý thuyết xác suất kinh điển, nó quan tâm đến các yếu tố tâm lý học như tư lợi, trả giá, và lừa gạt.
Một trong những kịch bản nổi tiếng trong lý thuyết trò chơi là "thế khó xử của tù nhân". Ở kịch bản này, hai người bị kết án đã gây tội ác cùng bị thẩm vấn riêng biệt. Mỗi người được cho chọn lựa như nhau: hoặc thú tội hoặc im lặng. Họ được thông báo là nếu một người thú tội, mà người kia im lặng, thì người thú tội sẽ được trả tự do, còn người kia sẽ bị xử mười năm tù. Nếu cả hai cùng im lặng, mỗi người sẽ bị xử một năm tù. Nếu cả hai thú tội, mỗi người sẽ chịu án năm năm.
Về mặt toán học, chọn lựa tối ưu cho cả hai là im lặng. Tuy nhiên, lý thuyết trò chơi cho rằng do tính ích kỷ của con người nên cả hai đều thú tội, với hy vọng được trả tự do, thay vì gánh chịu rủi ro là người duy nhất giữ im lặng vì như vậy sẽ phải chịu mức xử tối đa. Vì vậy chọn lựa tối ưu không phải là chọn lựa hiển nhiên - cho dù nếu kịch bản này được lặp đi lặp lại nhiều lần, thì người tham gia có thể học được bài học là phải hợp tác.
-- Nguồn: Ian Crofton (2013) Tóm lược các tư tưởng lớn: 200 khái niệm làm thay đổi thế giới được diễn giải tức thì, Quercus.
-- Toàn bộ kiến thức phổ thông được tập hợp tại http://cstmind.blogspot.com/p/kien.html
-- Ảnh: http://elleturnerwriter.files.wordpress.com/2012/07/2000px-prisoners_dilemma_embezzlement-svg.png
Thứ Ba, 4 tháng 2, 2014
Kiến thức phổ thông: Chủ nghĩa độc tài - Totalitarianism
Các chế độ độc tài không chỉ tìm cách thâu tóm quyền lực tuyệt đối mà còn kiểm soát mọi phương diện sống bên trong quốc gia, để mọi hành động và mọi tư tưởng của mỗi người dân phải tuân theo ý thức hệ của họ. Chủ nghĩa độc tài đặc biệt gắn liền với những nhà độc tài phát xít, quốc xã, và cộng sản ở thế kỷ hai mươi, chẳng hạn Hitler ở Đức và Stalin ở Liên Xô.
Chủ nghĩa độc tài không thể phát sinh nếu chưa phát triển các phương tiện truyền thông đại chúng như báo chí, truyền thanh, và phim ảnh, vốn được sử dụng để truyền bá đến quần chúng vô vàn những luồng tuyên truyền. Trường phổ thông cũng như đại học bị làm chệch hướng để theo các mục tiêu tương tự, và cảm xúc cá nhân chỉ có ý nghĩa trong bối cảnh của nhà nước hay ý thức hệ của nhà cầm quyền được gia cố bằng những đợt phát động quần chúng đông đảo. Chỉ có tổ chức được nhà nước cho phép mới có thể hoạt động - chẳng có tổ chức nào có tính chất của một xã hội dân sự. Như vậy trong dải phổ chính trị, chủ nghĩa độc tài nằm ở thái cực đối lập với dân chủ tự do.
-- Nguồn: Ian Crofton (2013) Tóm lược các tư tưởng lớn: 200 khái niệm làm thay đổi thế giới được diễn giải tức thì, Quercus.
-- Toàn bộ kiến thức phổ thông được tập hợp tại http://cstmind.blogspot.com/p/kien.html
-- Ảnh: http://www.docstoc.com/docs/84065929/Totalitarianism-Germany-Third-Reichs
Chủ nghĩa độc tài không thể phát sinh nếu chưa phát triển các phương tiện truyền thông đại chúng như báo chí, truyền thanh, và phim ảnh, vốn được sử dụng để truyền bá đến quần chúng vô vàn những luồng tuyên truyền. Trường phổ thông cũng như đại học bị làm chệch hướng để theo các mục tiêu tương tự, và cảm xúc cá nhân chỉ có ý nghĩa trong bối cảnh của nhà nước hay ý thức hệ của nhà cầm quyền được gia cố bằng những đợt phát động quần chúng đông đảo. Chỉ có tổ chức được nhà nước cho phép mới có thể hoạt động - chẳng có tổ chức nào có tính chất của một xã hội dân sự. Như vậy trong dải phổ chính trị, chủ nghĩa độc tài nằm ở thái cực đối lập với dân chủ tự do.
-- Nguồn: Ian Crofton (2013) Tóm lược các tư tưởng lớn: 200 khái niệm làm thay đổi thế giới được diễn giải tức thì, Quercus.
-- Toàn bộ kiến thức phổ thông được tập hợp tại http://cstmind.blogspot.com/p/kien.html
-- Ảnh: http://www.docstoc.com/docs/84065929/Totalitarianism-Germany-Third-Reichs
Thứ Hai, 3 tháng 2, 2014
Kiến thức phổ thông: Vụ nổ tạo ra vũ trụ - The Big Bang
Năm 1929, nhà thiên văn Mỹ Edwin Hubble quan sát thấy các thiên hà không chỉ di chuyển ra xa chúng ta, mà càng xa chừng nào, chúng càng lùi nhanh chừng ấy. Hiện tượng này phát sinh ý tưởng cho rằng vũ trụ đang giãn nở, và nó phải bắt nguồn từ một "Vụ Nổ Kinh khủng, the Big Bang" - mà hiện nay được thừa nhận rộng rãi là đã xảy ra cách đây 13,7 tỉ năm.
Ban đầu, vũ trụ rất nhỏ, rất đặc, và rất nóng, được hình thành từ những hạt cơ bản đơn giản nhất. Sự giãn nở diễn ra nhanh bất ngờ, trong vòng vài phút các protons và neutrons hợp lại tạo nên hạt nhân của hydrogen và helium, bắt đầu hợp thành những vì sao, bên trong thì các nguyên tố khác nhanh chóng hình thành. Tình trạng giãn nở vẫn đang tiếp diễn, nhưng liệu có tiếp tục mãi hay không thì chưa biết. Nếu vũ trụ có khối lượng đủ nặng, trọng lực của nó cuối cùng có thể kéo nó trở lại thành một "Vụ Co Cụm Kinh khủng, the Big Crunch" (có lẽ đưa đến một vụ nổ kinh khủng khác). Nếu không thì tình trạng giãn nở sẽ tiếp diễn vô tận, và vũ trụ sẽ chịu chết cóng triền miên.
-- Nguồn: Ian Crofton (2013) Tóm lược các tư tưởng lớn: 200 khái niệm làm thay đổi thế giới được diễn giải tức thì, Quercus.
-- Toàn bộ kiến thức phổ thông được tập hợp tại http://cstmind.blogspot.com/p/kien.html
-- Ảnh: http://scienceblogs.com/startswithabang/files/2010/04/history.bigbang.jpeg
Ban đầu, vũ trụ rất nhỏ, rất đặc, và rất nóng, được hình thành từ những hạt cơ bản đơn giản nhất. Sự giãn nở diễn ra nhanh bất ngờ, trong vòng vài phút các protons và neutrons hợp lại tạo nên hạt nhân của hydrogen và helium, bắt đầu hợp thành những vì sao, bên trong thì các nguyên tố khác nhanh chóng hình thành. Tình trạng giãn nở vẫn đang tiếp diễn, nhưng liệu có tiếp tục mãi hay không thì chưa biết. Nếu vũ trụ có khối lượng đủ nặng, trọng lực của nó cuối cùng có thể kéo nó trở lại thành một "Vụ Co Cụm Kinh khủng, the Big Crunch" (có lẽ đưa đến một vụ nổ kinh khủng khác). Nếu không thì tình trạng giãn nở sẽ tiếp diễn vô tận, và vũ trụ sẽ chịu chết cóng triền miên.
-- Nguồn: Ian Crofton (2013) Tóm lược các tư tưởng lớn: 200 khái niệm làm thay đổi thế giới được diễn giải tức thì, Quercus.
-- Toàn bộ kiến thức phổ thông được tập hợp tại http://cstmind.blogspot.com/p/kien.html
-- Ảnh: http://scienceblogs.com/startswithabang/files/2010/04/history.bigbang.jpeg
Chủ Nhật, 2 tháng 2, 2014
Kiến thức phổ thông: Tiền định - Predestination
Tiền định là học thuyết cho rằng Thượng Đế, đấng toàn năng và toàn trí, đã tiên liệu mọi việc xảy ra. Đây là điều quan trọng trong thần học Thiên Chúa giáo, học thuyết tuyên bố rõ ràng rằng mọi người đều được tiên liệu là sẽ được cứu rỗi hay bị nguyền rủa. Ý tưởng này xuất phát từ thư của thánh Paul gửi tín hữu Rome (8:29–30): "Vì những ai Người đã biết từ trước, thì Người đã tiền định cho họ nên đồng hình dạng với Con của Người... Những ai Thiên Chúa đã tiền định, thì Người cũng kêu gọi; những ai Người đã kêu gọi, thì Người cũng làm cho nên công chính; những ai Người đã làm cho nên công chính, thì Người cũng cho hưởng phúc vinh quang".
Tiền định đặc biệt quan trọng trong các giáo phái Tin Lành, được truyền cảm bởi các rao giảng của nhà thần học và cải cách người Pháp John Calvin (1509–64). Calvin rao giảng rằng ngay từ đầu Thượng Đế đã xác định ngài sẽ ban ơn cứu rỗi cho ai, bất kể đức tin của họ, hay tình yêu của họ, hay lối sống của chính họ. Ý tưởng này không dễ phù hợp với tự do ý chí.
-- Nguồn: Ian Crofton (2013) Tóm lược các tư tưởng lớn: 200 khái niệm làm thay đổi thế giới được diễn giải tức thì, Quercus.
-- Toàn bộ kiến thức phổ thông được tập hợp tại http://cstmind.blogspot.com/p/kien.html
-- Ảnh: http://agapegeek.files.wordpress.com/2010/05/predestination.jpg
Tiền định đặc biệt quan trọng trong các giáo phái Tin Lành, được truyền cảm bởi các rao giảng của nhà thần học và cải cách người Pháp John Calvin (1509–64). Calvin rao giảng rằng ngay từ đầu Thượng Đế đã xác định ngài sẽ ban ơn cứu rỗi cho ai, bất kể đức tin của họ, hay tình yêu của họ, hay lối sống của chính họ. Ý tưởng này không dễ phù hợp với tự do ý chí.
-- Nguồn: Ian Crofton (2013) Tóm lược các tư tưởng lớn: 200 khái niệm làm thay đổi thế giới được diễn giải tức thì, Quercus.
-- Toàn bộ kiến thức phổ thông được tập hợp tại http://cstmind.blogspot.com/p/kien.html
-- Ảnh: http://agapegeek.files.wordpress.com/2010/05/predestination.jpg
Thứ Bảy, 1 tháng 2, 2014
Kiến thức phổ thông: Hiện hữu - Being
Nghiên cứu về hiện hữu được gọi là bản thể học. Trọng tâm của bản thể học là xác định điều gì hiện hữu và điều gì không. Các vấn đề nghiên cứu bao gồm vạn vật, tâm độc lập thân, vật chất độc lập tâm thức, tự do ý chí, bản chất, và Thượng Đế.
Nếu vấn đề quan tâm được cho là hiện hữu, thì câu hỏi đặt ra là liệu nó hiện hữu độc lập với tâm thức và ngôn ngữ hay không. Có thể hỏi thêm rằng liệu nó đã tối giản hay được tạo thành từ các thành phần khác. Các câu hỏi khác có thể là liệu chúng hiện hữu dưới dạng vật chất, hay tính chất, hay thuộc tính, hay là những quan hệ đến các vấn đề khác.
Một trong những tranh luận không ngừng trong triết học là trạng thái của vạn vật - tức các khái niệm tổng quát như "xanh dương" hay "con mèo". Người theo thuyết "duy thực" cho rằng vạn vật hiện hữu độc lập tâm thức, trong khi ở thái cực ngược lại, người theo thuyết "duy danh" thì lại cho rằng những thuật ngữ tổng quát như vậy chẳng có gì khác ngoài bản thân thuật ngữ đó.
-- Nguồn: Ian Crofton (2013) Tóm lược các tư tưởng lớn: 200 khái niệm làm thay đổi thế giới được diễn giải tức thì, Quercus.
-- Toàn bộ kiến thức phổ thông được tập hợp tại http://cstmind.blogspot.com/p/kien.html
-- Ảnh: http://livelovegod.files.wordpress.com/2013/04/being-from-non-being-2.jpg
Nếu vấn đề quan tâm được cho là hiện hữu, thì câu hỏi đặt ra là liệu nó hiện hữu độc lập với tâm thức và ngôn ngữ hay không. Có thể hỏi thêm rằng liệu nó đã tối giản hay được tạo thành từ các thành phần khác. Các câu hỏi khác có thể là liệu chúng hiện hữu dưới dạng vật chất, hay tính chất, hay thuộc tính, hay là những quan hệ đến các vấn đề khác.
Một trong những tranh luận không ngừng trong triết học là trạng thái của vạn vật - tức các khái niệm tổng quát như "xanh dương" hay "con mèo". Người theo thuyết "duy thực" cho rằng vạn vật hiện hữu độc lập tâm thức, trong khi ở thái cực ngược lại, người theo thuyết "duy danh" thì lại cho rằng những thuật ngữ tổng quát như vậy chẳng có gì khác ngoài bản thân thuật ngữ đó.
-- Nguồn: Ian Crofton (2013) Tóm lược các tư tưởng lớn: 200 khái niệm làm thay đổi thế giới được diễn giải tức thì, Quercus.
-- Toàn bộ kiến thức phổ thông được tập hợp tại http://cstmind.blogspot.com/p/kien.html
-- Ảnh: http://livelovegod.files.wordpress.com/2013/04/being-from-non-being-2.jpg
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)