KINH TẾ HỌC CĂN BẢN
CHƯƠNG 1: NGUYÊN TẮC CƠ BẢN (TIẾP THEO)
LỢI MÌNH, THIỆT NGƯỜI
Một điều mà du khách thời gian của chúng ta không ca tụng về cuộc sống hiện đại là giao thông. Thật vậy, mặc dù theo thời gian hầu hết mọi thứ đều tốt đẹp hơn ở Hoa Kỳ, tắc nghẽn giao thông lại tệ đi nhiều.
Khi giao thông tắc nghẽn, mỗi tài xế đang áp đặt một chi phí lên mọi tài xế khác trên đường - họ rõ ràng đang cản đường người khác (và người khác cũng đang cản đường họ). Chi phí này có thể khá cao: ở những đô thị lớn, khi một người tự lái xe đi làm, thay vì dùng phương tiện vận chuyển công cộng hay làm việc tại nhà, họ có thể dễ dàng áp đặt một chi phí tiềm tàng lên các tài xế khác từ $15 trở lên. Nhưng khi quyết định có nên tự lái xe hay không, tài xế không được khuyến khích để quan tâm đến chi phí mà họ đang áp đặt lên người khác.
Tắc nghẽn giao thông là một ví dụ quen thuộc về một vấn đề rộng lớn hơn nhiều: đôi khi mưu cầu lợi riêng cá nhân, thay vì thúc đẩy lợi chung của toàn xã hội, thật ra có thể khiến xã hội chịu thiệt. Khi tình trạng này xảy ra, ta gọi đó là sự bất lực của thị trường (market failure). Các ví dụ quan trọng khác về sự bất lực của thị trường là tình trạng ô nhiễm không khí và nguồn nước cũng như tình trạng khai thác tài nguyên thiên nhiên quá mức như cá và rừng.
Tin tốt lành, bạn sẽ biết khi học kinh tế vi mô từ sách này, là phân tích kinh tế có thể được dùng để chẩn đoán các trường hợp bất lực của thị trường. Và thông thường, phân tích kinh tế còn có thể được dùng để đưa ra giải pháp giải quyết vấn đề.
-- Nguồn: Paul Krugman (Nobel kinh tế 2008), Robin Wells, Kathryn Graddy (2014) Kinh tế học căn bản, tái bản lần ba.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét