Thứ Sáu, 28 tháng 2, 2014

Kinh tế học căn bản: Lúc tốt, lúc tệ

KINH TẾ HỌC CĂN BẢN

CHƯƠNG 1: NGUYÊN TẮC CƠ BẢN (TIẾP THEO)

LÚC TỐT, LÚC TỆ

Thường thì du khách thời gian của chúng ta sẽ thấy các trung tâm mua sắm đầy ắp những khách hàng hạnh phúc. Nhưng mùa thu năm 2008, các cửa hàng trên toàn nước Mỹ trở nên yên ắng lạ thường. Nền kinh tế Hoa Kỳ suy thoái, doanh nghiệp sa thải hàng loạt nhân công.

Những chu kỳ khó khăn đó là một đặc trưng thường thấy trong nền kinh tế hiện đại. Vấn đề là nền kinh tế không phải lúc nào cũng vận hành trôi chảy: nó dao động không ngừng, lúc lên lúc xuống. Ở tuổi trung niên, một người Mỹ bình thường sẽ trải nghiệm ba hay bốn lần xuống, gọi là suy thoái (recession). (Kinh tế Hoa Kỳ đã trải qua các đợt suy thoái nghiêm trọng bắt đầu vào năm 1973, 1981, 2001, và 2007) Khi suy thoái nghiêm trọng, hàng triệu nhân công có thể bị sa thải.

Giống như tình trạng thất bại của thị trường, suy thoái là một thực tế cuộc sống; nhưng cũng như thất bại thị trường, suy thoái là vấn đề mà phân tích kinh tế có thể đưa ra một vài giải pháp. Suy thoái là một trong những quan tâm chính của chuyên ngành kinh tế vĩ mô (macroeconomics). Nếu bạn học kinh tế vĩ mô, bạn sẽ biết các nhà kinh tế diễn giải suy thoái ra sao và chính sách của chính phủ có thể được dùng thế nào để giảm thiểu tác hại từ những dao động kinh tế.

Tuy nhiên, cho dù suy thoái thi thoảng diễn ra, trong thời gian dài, câu chuyện về nền kinh tế Hoa Kỳ có lên nhiều hơn xuống.

-- Nguồn: Paul Krugman (Nobel kinh tế 2008), Robin Wells, Kathryn Graddy (2014) Kinh tế học căn bản, tái bản lần ba.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét