Năm 1907 họa sĩ Na Uy Edvard Munch viết, "Một công trình nghệ thuật chỉ có thể đến từ nội tâm con người". Đây có thể là khẩu hiệu của trường phái Biểu hiện, một trào lưu nghệ thuật vào đầu thế kỷ hai mươi, đặc trưng bởi tính táo bạo, xuyên tạc và phóng đại, trong đó, theo họa sĩ Oskar Kokoschka, "hình ảnh biểu hiện tâm hồn".
Trường phái Biểu hiện đặc biệt mạnh mẽ ở Đức, Áo, và thậm chí trở nên u ám hơn sau Thế Chiến thứ Nhất, có thể thấy được trong các viễn cảnh ác mộng của Max Beckmann và những châm biếm sâu cay của George Grosz. Trường phái Biểu hiện còn truyền sang các loại hình nghệ thuật khác - chẳng hạn âm nhạc thời kỳ đầu của Schoenberg, những vở kịch của Strindberg và Wedekind, cũng như phim câm của Đức. Một ví dụ phim câm nổi tiếng là Phòng mạch của Bác sĩ Caligari vào năm 1919 của Robert Weine, trong đó các góc độ dàn cảnh điên dại, những tương phản sáng tối dữ dội, và sự chú trọng vào các trạng thái của xúc cảm và điên loạn cao độ đều là những điển hình của trào lưu Biểu hiện.
-- Nguồn: Ian Crofton (2013) Tóm lược các tư tưởng lớn: 200 khái niệm làm thay đổi thế giới được diễn giải tức thì, Quercus.
-- Toàn bộ kiến thức phổ thông được tập hợp tại http://cstmind.blogspot.com/p/kien.html
-- Ảnh: http://realite.files.wordpress.com/2008/02/family-picture-max-beckmann1920.jpg
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét