Các chế độ độc tài không chỉ tìm cách thâu tóm quyền lực tuyệt đối mà còn kiểm soát mọi phương diện sống bên trong quốc gia, để mọi hành động và mọi tư tưởng của mỗi người dân phải tuân theo ý thức hệ của họ. Chủ nghĩa độc tài đặc biệt gắn liền với những nhà độc tài phát xít, quốc xã, và cộng sản ở thế kỷ hai mươi, chẳng hạn Hitler ở Đức và Stalin ở Liên Xô.
Chủ nghĩa độc tài không thể phát sinh nếu chưa phát triển các phương tiện truyền thông đại chúng như báo chí, truyền thanh, và phim ảnh, vốn được sử dụng để truyền bá đến quần chúng vô vàn những luồng tuyên truyền. Trường phổ thông cũng như đại học bị làm chệch hướng để theo các mục tiêu tương tự, và cảm xúc cá nhân chỉ có ý nghĩa trong bối cảnh của nhà nước hay ý thức hệ của nhà cầm quyền được gia cố bằng những đợt phát động quần chúng đông đảo. Chỉ có tổ chức được nhà nước cho phép mới có thể hoạt động - chẳng có tổ chức nào có tính chất của một xã hội dân sự. Như vậy trong dải phổ chính trị, chủ nghĩa độc tài nằm ở thái cực đối lập với dân chủ tự do.
-- Nguồn: Ian Crofton (2013) Tóm lược các tư tưởng lớn: 200 khái niệm làm thay đổi thế giới được diễn giải tức thì, Quercus.
-- Toàn bộ kiến thức phổ thông được tập hợp tại http://cstmind.blogspot.com/p/kien.html
-- Ảnh: http://www.docstoc.com/docs/84065929/Totalitarianism-Germany-Third-Reichs
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét