Chủ Nhật, 23 tháng 2, 2014

Kiến thức phổ thông: Trường phái cấu trúc và hậu cấu trúc - Structuralism and Poststructuralism

Trường phái cấu trúc là lối phân tích phê phán phát sinh từ ngôn ngữ học vào những năm 1950 và đã lan tỏa đến nghệ thuật, nhân chủng học, và tâm lý học. Tiền đề cơ bản của nó là mọi hiện tượng văn hóa đều cấu thành từ các hệ thống dấu hiệu bằng lời lẫn không lời. Bản thân những dấu hiệu là vô nghĩa - thay vào đó, ý nghĩa phát sinh từ các mối quan hệ của chúng, vốn thường là những cặp đối lập chẳng hạn tự nhiên/văn hóa, đực/cái, và chủ động/bị động. Ví dụ, nhà phê bình văn học Roland Barthes cho rằng hai vận động viên đấu vật là biểu hiện của cặp đối lập anh hùng/kẻ ác. Các hệ thống đó bao hàm một "ngôn ngữ". Tâm thức con người thay vì là yếu tố sáng tạo ngôn ngữ, thì thực chất là bị ngôn ngữ qui định.

Người theo trường phái cấu trúc chủ trương rằng ngôn ngữ còn để ngỏ cho nghiên cứu khoa học, trong khi người theo trường phái hậu cấu trúc lại chủ trương ngôn ngữ có tính lắt léo và bất ổn, ý nghĩa chỉ có tính nhất thời. Họ hoài nghi về tính diễn giải đúng đắn trong các hoạt động như triết học và lịch sử, cho rằng đây cũng là ngôn ngữ, vì vậy chúng cũng lắt léo.

-- Nguồn: Ian Crofton (2013) Tóm lược các tư tưởng lớn: 200 khái niệm làm thay đổi thế giới được diễn giải tức thì, Quercus.
-- Toàn bộ kiến thức phổ thông được tập hợp tại http://cstmind.blogspot.com/p/kien.html
-- Ảnh: http://sieuhai.net/sites/default/files/styles/sieuhai_copyright_full-copy/public/sieuhai/medium-8d115fa942314140b55fd93d57df5720-400.jpg

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét