Quyết định luận là học thuyết cho rằng mọi sự diễn ra đều có nguyên nhân và vì vậy là không tránh khỏi. Đến lượt những tác động này lại là nguyên nhân đưa đến các tác động khác. Như vậy chuỗi nhân quả mở rộng theo không gian lẫn thời gian. Đối với một số người, chúng là biểu hiện ý muốn của Thượng Đế, vốn là nguyên nhân đầu tiên. Với những người khác, chúng là hậu quả không tránh khỏi của qui luật tự nhiên.
Trong khoa học, phát minh của Isaac Newton về các định luật chuyển động và trọng trường đã cung cấp cơ sở cho toàn bộ diễn giải cơ học về vũ trụ. Điều này khiến nhà thiên văn người PHáp Pierre-Simon Laplace (1749–1827) khẳng định rằng tâm thức có thể làm sáng tỏ cả quá khứ lẫn tương lai của mọi điều, nếu được cung cấp dữ liệu liên quan đến mọi lực vận hành trong vũ trụ, cùng với thông tin về khối lượng, kích cỡ và vị trí của mọi đối tượng nằm trong đó.
Nhưng ngay từ thời của Laplace đã phát sinh nhiều nghi ngờ. Triết gia Scotland ở thế kỷ mười tám David Hume cho rằng nhân quả chẳng qua là thói quen của tâm thức, hoàn toàn không đúng đắn về lý luận. Đồng thời ở thế kỷ mười tám, cơ học lượng tử đã chứng minh rằng trong lĩnh vực hạt hạ nguyên tử, tính bất định là phổ biến.
Quyết định luận xuất hiện để phủ nhận sự tồn tại của tự do ý chí, và vì thế phủ nhận trách nhiệm đạo đức cá nhân trước hành động của họ, đã trở thành vấn đề trọng tâm của đạo đức học. Trong thần học Thiên Chúa giáo, học thuyết tiền định khẳng định một số người đã được tiên liệu là sẽ được cứu rỗi và những người khác sẽ chịu đọa đày, cho dù họ có hành xử thế nào chăng nữa. Trong chính trị, người thuộc cánh hữu nhấn mạnh đến trách nhiệm cá nhân trước hoàn cảnh của họ (giàu có, sức khỏe, ...), trong khi người thuộc cánh tả lại cho rằng hoàn cảnh cá nhân phụ thuộc phần lớn vào những yếu tố bên ngoài như môi trường, giáo dục, và nuôi dưỡng.
-- Nguồn: Ian Crofton (2013) Tóm lược các tư tưởng lớn: 200 khái niệm làm thay đổi thế giới được diễn giải tức thì, Quercus.
-- Toàn bộ kiến thức phổ thông được tập hợp tại http://cstmind.blogspot.com/p/kien.html
-- Ảnh: http://socialscienceandmarketing.files.wordpress.com/2011/08/determinism.jpg
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét