Thứ Ba, 22 tháng 4, 2014

Kinh tế học căn bản: Nguyên tắc #12: Chính sách của chính phủ có thể thay đổi chi tiêu

CHƯƠNG 1: NGUYÊN TẮC CƠ BẢN (TIẾP THEO)

NGUYÊN TẮC #12: CHÍNH SÁCH CỦA CHÍNH PHỦ CÓ THỂ THAY ĐỔI CHI TIÊU

Đôi khi tổng chi không phù hợp với năng suất của nền kinh tế. Nhưng có thể làm gì đó cho trường hợp này hay không? Câu trả lời "Có" đưa ta đến nguyên tắc thứ mười hai và cũng là nguyên tắc cuối cùng:

Chính sách của chính phủ có thể thay đổi chi tiêu.

Thật vậy, chính sách của chính phủ có thể tác động lớn đến chi tiêu.

Vì một điều, bản thân chính phủ chi rất nhiều cho đủ thứ, từ trang thiết bị quân sự cho đến giáo dục - và chính phủ có thể quyết định chi nhiều hay ít. Chính phủ còn có thể thay đổi mức thuế, và điều này tác động đến thu nhập mà người tiêu dùng và doanh nghiệp còn lại để có thể chi tiêu. Đồng thời kiểm soát của chính phủ về lượng tiền lưu thông là một công cụ mạnh mẽ khác tác động đến tổng chi. Chi tiêu của chính phủ, thuế, và kiểm soát tiền tệ là những công cụ thuộc chính sách kinh tế vĩ mô (macroeconomic policy).

Các chính phủ hiện đại khai thác những công cụ chính sách kinh tế vĩ mô này trong nỗ lực quản lý tổng chi trong nền kinh tế, cố gắng lèo lái nó giữa hiểm họa của suy thoái và lạm phát. Các nỗ lực này không phải lúc nào cũng thành công - suy thoái vẫn xảy ra, và lạm phát cũng vậy. Nhưng đa số tin rằng những nỗ lực quyết liệt duy trì chi tiêu trong năm 2008 và 2009 đã giúp ngăn chặn cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 khỏi biến thành cuộc đại suy thoái.

(còn tiếp)

-- Nguồn: Paul Krugman (Nobel kinh tế 2008), Robin Wells, Kathryn Graddy (2014) Kinh tế học căn bản, tái bản lần ba.
-- Bài được tập hợp tại Kinh tế học căn bản

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét