Chủ Nhật, 12 tháng 6, 2016

Phát triển HTTT kế toán bằng MS Access - Chương 4 - Hiểu quan hệ giữa các bảng

James Perry, Richard Newmark


Chương 4
Tạo và dùng câu truy vấn


Hiểu quan hệ giữa các bảng


Bạn hiếm khi gặp một hay nhiều bảng chẳng quan hệ với bảng nào khác. Nếu có một bảng như thế trong hệ cơ sở dữ liệu, bạn phải hỏi tại sao ban đầu lại để xảy ra hiện tượng đó. Thông thường, mọi bảng trong hệ cơ sở dữ liệu đều có quan hệ tối thiểu với một bảng khác. Nếu không, ngoại lệ đó gọi là file phẳng. Một ví dụ về file phẳng là cơ sở dữ liệu đơn bảng chứa thông tin về Incredible Cheesecake Company bạn gặp lần đầu ở Chương 1. Ở đó, các bảng đều ở dạng chuẩn. Hình 4.13 trình bày một phần phiên bản dữ liệu đơn bảng. Hãy để ý mọi trùng lặp trong giá trị cột – nơi lỗi nhập liệu có thể phát sinh. File phẳng này chưa chuẩn hóa vì mỗi dòng có thể chứa thông tin về sản phẩm, khách hàng, và hóa đơn trộn lẫn trong cùng một bảng. Chẳng hạn, rất khó liệt kê danh sách sản phẩm của công ty. Tương tự, có thể “đánh mất” khách hàng khi hóa đơn đã được thanh toán và một hay nhiều dòng hóa đơn được xóa – vì có thể mất thông tin khách hàng. Như vậy, điều đó cho thấy hiếm khi có một bảng độc lập trong hệ thống vận hành thực sự và nếu có, hệ thống đó rất có thể đang có vấn đề!

Hình 4.13 Một cơ sở dữ liệu đơn bảng.

Bảng quan hệ với nhau theo ba cách. Đó là: một-một, một-nhiều, và nhiều-nhiều. Trong khi một-nhiều là kiểu quan hệ thông dụng nhất trong hệ cơ sở dữ liệu quan hệ, một-một và nhiều-nhiều cũng có thể có.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét