Thứ Tư, 29 tháng 6, 2016

Phát triển HTTT kế toán bằng MS Access - Chương 4 - Cú pháp lệnh chọn SELECT

James Perry, Richard Newmark


Chương 4
Tạo và dùng câu truy vấn


Cú pháp lệnh chọn SELECT


Mục đích của phần này không phải giúp bạn thành thạo SQL. Phần này giúp bạn ý thức được là bạn có thể, nếu cần, viết được những lệnh SQL khá đơn giản qua giao diện QBE để để trả lời các câu hỏi khó hơn, cần kết quả của một truy vấn để gửi vào một truy vấn khác, bao bên ngoài truy vấn thứ nhất. Vì thế, bạn được giới thiệu vài lệnh chọn SELECT trong SQL để tra cứu dữ liệu “ấn tượng hơn”. Lệnh SELECT tạo tập động dynaset dựa trên một hay nhiều bảng, các trường trong những bảng đó, các tiêu chí lọc dòng, và các mệnh đề sắp tập động dynaset trước khi trả về. Cú pháp cơ bản của lệnh SELECT như sau:

SELECT [ALL | DISTINCT | TOP n] danh-sách-chọn
FROM tên-bảng
WHERE tiêu-chí
ORSER BY danh-sách-trường;

SELECT là một từ khóa SQL nhằm thực hiện việc tra cứu. Các từ khóa trong cặp ngoặc vuông là các tùy chọn chỉ định việc tra cứu tất cả ALL, các giá trị phân biệt DISTINCT, hay n dòng đầu tiên. Danh-sách-chọn là danh sách cột cách nhau bằng dấu phẩy cần được trả về. Bạn có thể dùng ký tự thay thế là dấu hoa thị (*) để trả về tất cả các cột. Mệnh đề WHERE liệt kê tất cả các tiêu chí (chẳng hạn Gender = “M”). Cuối cùng, mệnh đề ORDER BY liệt kê, từ trái sang phải, các cột dùng để sắp tập động dynaset. Quan trọng nhất là cột trái nhất. Các cột tiếp theo trong danh sách cách nhau bằng dấu phẩy được dùng trong trường hợp không thể xác định thứ tự dựa trên những cột trước.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét