Thứ Sáu, 23 tháng 5, 2014

Kinh tế học căn bản: Phương pháp cung để tính độ dốc

PHỤ LỤC CHƯƠNG 2: ĐỒ THỊ TRONG KINH TẾ HỌC

CHƯƠNG 2: CÁC MÔ HÌNH KINH TẾ: TƯƠNG NHƯỢNG VÀ THƯƠNG MẠI (TIẾP THEO)

PHƯƠNG PHÁP CUNG ĐỂ TÍNH ĐỘ DỐC

Cung của một đường cong là một mẩu hay một đoạn nào đó của đường cong. Chẳng hạn, phần (a) Hình 2A-4 cho thấy một cung là đoạn đường cong giữa hai điểm AB. Để tính độ dốc dọc theo một đường phi tuyến bằng phương pháp cung, bạn vẽ một đường thẳng đi qua hai điểm mép của cung. Độ dốc của đường thẳng đó là giá trị độ dốc trung bình của đường cong ở giữa hai điểm mép đó. Bạn có thể thấy rằng ở phần (a) Hình 2A-4 đường thẳng vẽ giữa hai điểm AB tăng dọc theo trục x từ 6 lên 10 (vì vậy Δx = 4) và tăng dọc theo trục y từ 10 lên 20 (vì thế Δy = 10). Như vậy độ dốc của đường thẳng nối hai điểm AB là:

Δy / Δx = 10 / 4 = 2.5

Điều này nghĩa là độ dốc trung bình của đường cong giữa hai điểm AB là 2.5. Giờ hãy xét cung trên cùng đường cong giữa hai điểm CD. Đường thẳng vẽ qua hai điểm này sẽ tăng dọc theo trục x từ 11 lên 12 (Δx = 1) và tăng theo trục y từ 25 lên 40 (Δy = 15). Như vậy độ dốc trung bình giữa hai điểm CD là:

Δy / Δx = 15 / 1 = 15

Vì thế độ dốc trung bình giữa hai điểm CD lớn hơn độ dốc trung bình giữa hai điểm AB. Các tính toán này đã kiểm chứng điều ta vừa quan sát rằng đường cong đi lên này ngày càng dốc khi bạn di chuyển từ trái sang phải và vì thế có độ dốc tăng dương tính.

(còn tiếp)


-- Hình 2A-4: Các đường phi tuyến
-- Nguồn: Paul Krugman (Nobel kinh tế 2008), Robin Wells, Kathryn Graddy (2014) Kinh tế học căn bản, tái bản lần ba.
-- Bài được tập hợp tại Kinh tế học căn bản

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét