Khái niệm "đạo đức" biểu thị hệ thống các niềm tin về điều tốt và điều xấu. Đạo đức còn biểu thị sự tuân thủ các quy chuẩn về phẩm hạnh đạo đức. Cố ý coi thường các tiêu chuẩn đó được gọi là "trái đạo", trong khi những người không tuân thủ các tiêu chuẩn đó vì ngu dốt, hay vì không phân biệt được đúng/sai, được gọi là "thiếu ý thức đạo đức."
Đạo đức giả định một cộng đồng gồm những người cùng chịu trách nhiệm về các hành động của nhau và có một tập hợp giá trị cùng chia sẻ. Trong nhiều văn hóa, các nguyên tắc đạo đức được xem là điều răn thiêng liêng, và vì thế đạo đức bao hàm cả việc vâng lời bề trên. Luật thường được xem là phương tiện thực thi đạo đức, mặc dù không phải lúc nào cũng đạt đồng thuận rằng các điều luật đó là chính đáng. Quan điểm về đạo đức có khác biệt giữa các cộng đồng xã hội, mặc dù chẳng hạn một số người khẳng định rằng nhân quyền phổ quát thì vượt trên khác biệt văn hóa.
-- Hình: Bức tranh Công nghiệp và Lười biếng của Hogarth khuyến cáo về những hậu quả của trái đạo. http://ebooks.adelaide.edu.au/h/hogarth/william/trusler/plates/industry_07.jpg
-- Nguồn: Ian Crofton (2013) Tóm lược các tư tưởng lớn: 200 khái niệm làm thay đổi thế giới được diễn giải tức thì, Quercus.
-- Bài được tập hợp tại Kiến thức phổ thông
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét