Thứ Sáu, 8 tháng 8, 2014

Kinh tế học căn bản: Cung và cầu: Một mô hình về thị trường cạnh tranh

KINH TẾ HỌC CĂN BẢN

CHƯƠNG 3: CUNG VÀ CẦU (TIẾP THEO)

CUNG VÀ CẦU: MỘT MÔ HÌNH VỀ THỊ TRƯỜNG CẠNH TRANH

Người bán và người mua bông tạo nên một thị trường - tứcc một nhóm nhà sản xuất và người tiêu thụ trao đổi hàng hóa hay dịch vụ để nhận tiền. Trong chương này, ta sẽ tập trung vào kiểu thị trường đặc biệt gọi là thị trường cạnh tranh. Về sơ bộ, thị trường cạnh tranh là thị trường trong đó có nhiều người bán và người mua cùng một hàng hóa hay dịch vụ. Chính xác hơn, đặc trưng chính của thị trường cạnh tranh là chẳng hành động cá nhân nào ảnh hưởng đáng kể lên giá bán của hàng hóa hay dịch vụ. Tuy nhiên, cần phải biết rằng đây không phải là mô tả chính xác của mọi thị trường.

Ví dụ, đó không phải là mô tả chính xác của thị trường nước giải khát cola. Là vì trong thị trường nước giải khát cola, Coca-Cola và Pepsi chiếm thị phần khổng lồ nên họ có thể tác động đến giá mua bán nước giải khát cola. Nhưng đây là mô tả chính xác của thị trường bông. Thị trường bông toàn cầu lớn đến nỗi thậm chí nhà sản xuất quần jeans lớn như Levi Strauss & Co. cũng chỉ chiếm một thị phần bé xíu, khiến họ không thể tác động đến giá mua bán bông.

Hơi khó để giải thích tại sao thị trường cạnh tranh không giống các thị trường khác cho đến khi ta thấy được cách vận hành của thị trường cạnh tranh. Vì vậy hãy tạm gác lại - ta sẽ trở lại vấn đề đó vào cuối chương. Còn bây giờ, cứ cho rằng ta dễ mô hình thị trường canh tranh hơn những thị trường khác. Khi làm bài kiểm tra, lúc nào cũng là chiến lược tốt nếu ta bắt đầu tập trung vào các câu hỏi dễ. Trong tập sách này, ta sẽ làm điều tương tự. Vì vậy hãy bắt đầu bằng thị trường cạnh tranh.

Khi thị trường có tính cạnh tranh, hành vi của nó được mô tả rõ bằng mô hình cung cầu. Vì nhiều thị trường có tính cạnh tranh, mô hình cung cầu là mô hình hết sức hữu ích.

Có năm yếu tố chính trong mô hình này:

* Đường cong cầu
* Đường cong cung
* Tập hợp các nhân tố khiến đường cong cầu dịch chuyển và tập hợp các nhân tố khiến đường cong cung dịch chuyển
* Cân bằng thị trường, bao gồm giá cân bằngsố lượng cân bằng
* Cách thức thay đổi của cân bằng thị trường khi đường cong cung và đường cong cầu dịch chuyển.

Để hiểu mô hình cung cầu, ta sẽ xem xét từng nhân tố một.

(Còn tiếp)

-- Nguồn: Paul Krugman (Nobel kinh tế 2008), Robin Wells, Kathryn Graddy (2014) Kinh tế học căn bản, xuất bản lần ba.
-- Bài được tập hợp tại Kinh tế học căn bản

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét