Thứ Hai, 11 tháng 8, 2014

Kinh tế học căn bản: Đường cong cầu

CHƯƠNG 3: CUNG VÀ CẦU (TIẾP THEO)

ĐƯỜNG CONG CẦU

Một năm người tiêu dùng trên toàn thế giới muốn mua bao nhiêu bông dưới dạng quần jean xanh? Thoạt tiên bạn có thể nghĩ rằng ta có thể trả lời câu hỏi này bằng cách nhìn vào số lượng quần jean bán ra mỗi ngày trên toàn thế giới, nhân số đó với lượng bông dùng để may quần jean, rồi nhân với 365. Nhưng điều đó không đủ trả lời câu hỏi, vì số quần jean - nói cách khác là lượng bông - mà người tiêu dùng muốn mua sẽ phụ thuộc vào giá bông.

Khi giá bông tăng, như trường hợp của năm 2010, một số người phản ứng lại với giá cao trên quần áo làm từ bông bằng cách mua ít hơn, hay có lẽ chuyển hoàn toàn sang quần áo làm từ chất liệu khác, chẳng hạn sợi tổng hợp hay vải lanh. Nói chung, số lượng quần áo bông, hay bất kỳ hàng hóa hoặc dịch vụ nào mà dân muốn mua, đều phụ thuộc giá. Giá càng cao, càng ít người muốn mua hàng hóa hay dịch vụ đó; nói cách khác, giá càng hạ, càng nhiều người muốn mua.

Vì vậy trả lời cho câu hỏi "Người tiêu dùng muốn mua bao nhiêu bông?" sẽ phụ thuộc giá bông. Nếu bạn chưa biết giá, bạn có thể bắt đầu bằng việc tạo ra một bảng  gồm lượng bông mà dân muốn mua ở một số giá khác nhau. Bảng đó được gọi là biểu cầu (demand schedule). Sau đó biểu cầu có thể được dùng để vẽ đường cong cầu (demand curve), vốn là một trong những yếu tố chính của mô hình cung cầu.

(Còn tiếp)

-- Nguồn: Paul Krugman (Nobel kinh tế 2008), Robin Wells, Kathryn Graddy (2014) Kinh tế học căn bản, xuất bản lần ba.
-- Bài được tập hợp tại Kinh tế học căn bản

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét