Thứ Hai, 28 tháng 4, 2014

Kiến thức phổ thông: Chủ nghĩa duy lý - Rationalism

CHỦ NGHĨA DUY LÝ - RATIONALISM

Trong ngữ cảnh triết học, thuật ngữ "chủ nghĩa duy lý" thể hiện cách tiếp cận được triết gia pháp René Descartes (1596–1650) ủng hộ. Descartes bắt đầu bằng câu hỏi "Làm sao tôi biết và tôi biết cái gì?" Phương pháp của ông là hoài nghi mọi thứ, kể cả bằng chứng từ thế giới bên ngoài cảm nhận qua các giác quan. Ông tranh luận rằng chẳng có lý do bất khả chối từ và hợp lý nào khiến ông phải chấp nhận bằng chứng đó là đúng. Điều chắc chắn duy nhất là ông biết rằng ông đang tư duy: Cogito ergo sum, "tôi tư duy vì thế tôi hiện hữu".

Từ điều chắc chắn này, ông tìm cách minh họa - qua suy diễn hợp lý từ các nguyên tắc đầu tiên - sự hiện hữu của mọi thứ, kể cả Thượng Đế. Trong tiến trình đó ông tạo ra sự đối ngẫu giữa hai chất liệu hoàn toàn phân biệt, tâm thức và vật chất, vốn tương tác với nhau. Phương pháp suy luận từ các nguyên tắc tổng quát để cho ra những kết luận cụ thể của Descartes bất chấp quan sát trong thế giới vật lý đã bị các nhà theo chủ nghĩa kinh nghiệm bác bỏ.


-- Ảnh: Descartes tin rằng các hoạt động trong cơ thể con người có thể luận ra từ những nguyên tắc toán học và hình học.
-- Nguồn: Ian Crofton (2013) Tóm lược các tư tưởng lớn: 200 khái niệm làm thay đổi thế giới được diễn giải tức thì, Quercus.
-- Bài được tập hợp tại Kiến thức phổ thông

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét