KINH TẾ HỌC CĂN BẢN CHƯƠNG 1: NGUYÊN TẮC CƠ BẢN (TIẾP THEO)
NGUYÊN TẮC #10: CHI TIÊU CỦA MỘT NGƯỜI LÀ THU NHẬP CỦA MỘT NGƯỜI KHÁC
Năm 2006, xây dựng ở Hoa Kỳ bắt đầu giảm mạnh vì nhà thầu thấy rằng ngày càng khó bán nhà. Đầu tiên tác động chủ yếu giới hạn trong công nghiệp xây dựng. Nhưng theo thời gian tình trạng đình trệ lan đến mọi thành phần kinh tế, người tiêu dùng giảm chi khắp nơi.
Nhưng tại sao tình trạng sụt giảm trong xây dựng nhà cửa đồng nghĩa với sự vắng vẻ trong các trung tâm mua sắm? Suy cho cùng, trung tâm mua sắm là nơi dành cho gia đình chứ không phải nhà thầu. Trả lời là chi tiêu thấp trong xây dựng kéo theo thu nhập thấp trên toàn nền kinh tế; người dân được tuyển dụng hoặc trực tiếp trong xây dựng, sản xuất hàng hóa và dịch vụ mà nhà thầu cần (chẳng hạn vách ốp tường), hoặc sản xuất hàng hóa và dịch vụ mà người mới mua nhà cần (chẳng hạn đồ nội thất), hoặc mất việc hoặc bị buộc giảm lương. Và khi thu nhập giảm, người tiêu dùng sẽ giảm chi. Ví dụ này minh họa nguyên tắc thứ mười:
Chi tiêu của một người là thu nhập của một người khác.
Trong kinh tế thị trường, người dân sinh hoạt qua mua bán - kể cả sức lao động - với người khác. Nếu nhóm nào trong nền kinh tế, vì bất kỳ lý do gì, quyết định chi nhiều hơn, thì thu nhập của các nhóm khác sẽ tăng. Nếu nhóm nào quyết định giảm chi, thu nhập của các nhóm khác sẽ giảm. Do chi tiêu của một người là thu nhập của một người khác, phản ứng dây chuyền trong chi tiêu có xu hướng lan rộng toàn nền kinh tế. Chẳng hạn, một giảm chi trong đầu tư kinh doanh, như đã xảy ra trong năm 2008, kéo theo giảm thu của các hộ dân; người dân đáp lại bằng cách giảm chi; lại kéo theo tình trạng cắt giảm thu nhập; và cứ như thế. Tình trạng lây lan này đóng vai trò quan trọng trong hiểu biết của ta về suy thoái và phục hồi.
(còn tiếp)
-- Nguồn: Paul Krugman (Nobel kinh tế 2008), Robin Wells, Kathryn Graddy (2014) Kinh tế học căn bản, tái bản lần ba. -- Bài được tập hợp tại Kinh tế học căn bản
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét