Thứ Tư, 9 tháng 4, 2014

Toán học trong vài phút: Bình phương, căn bậc hai, và lũy thừa - Squares, Square Roots, and Powers

BÌNH PHƯƠNG, CĂN BẬC HAI, VÀ LŨY THỪA - SQUARES, SQUARE ROOTS, AND POWERS

Bình phương (square) của một số x bất kỳ là tích của số đó với chính nó, ký hiệu là x². Thuật ngữ bình phương square bằng tiếng Anh bắt nguồn từ sự kiện là diện tích hình vuông (hình vuông tiếng Anh là square) bằng chiều dài cạnh nhân với chính nó. Bình phương một số không âm luôn luôn dương, vì tích hai số âm là số dương, và bình phương của 0 bằng 0. Ngược lại, một số dương bất kỳ phải là bình phương của hai số, x và -x. Đây là các căn bậc hai (square root) của nó.

Tổng quát hơn, nhân một số x với chính nó n lần thì bằng x lũy thừa n (x to the power of n), viết là xⁿ. Lũy thừa có quy tắc kết hợp riêng, phát sinh từ ý nghĩa của nó

xⁿ × xᵐ = xⁿ, (xⁿ) = xⁿᵐ, x⁰ = 1, x¹ = x, x⁻¹ = 1/x

Cũng suy ra từ công thức (xⁿ) = xⁿᵐ, căn bậc hai của một số có thể được xem là số đó lũy thừa một phần hai, tức √x = x½.


-- Nguồn: Paul Glendinning (2013) Toán học trong vài phút: 200 khái niệm được diễn giải tức thì, Quercus.
-- Bài được tập hợp tại Toán học trong vài phút

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét