CHỦ NGHĨA CÔNG ĐOÀN - SYNDICALISM
Chủ nghĩa công đoàn là một hình thức chống nhà nước và chống chủ nghĩa tư bản, phát sinh đầu tiên ở Pháp vào những năm 1890 (syndicat là từ tiếng Pháp nghĩa là công đoàn). Nó có tầm ảnh hưởng về chính trị trong nửa đầu thế kỷ hai mươi, chẳng hạn ở Tây Ban Nha, Hoa Kỳ và tiếp tục có tầm quan trọng trong các phong trào lao động ở những nước như Pháp và Tây Ban Nha.
Ảnh hưởng từ những nhà có tư tưởng vô chính phủ, người theo chủ nghĩa công đoàn chủ trương đình công - như tổng bãi công - là phương tiện chuyển biến xã hội. Trái ngược với chủ nghĩa Marx thông thường, họ yêu cầu phương tiện sản xuất không chuyển giao cho nhà nước (họ tin rằng nhà nước luôn là trung tâm đặc quyền đặc lợi) mà phải chuyển giao cho công đoàn. Họ xem đoàn thể, tức những hội mà cá nhân tự do tham gia, về căn bản thì dân chủ hơn các tổ chức đại diện như nghị viện, và nói chung là họ nghi ngờ các nhà trí thức xã hội chủ nghĩa tham gia trong chế độ dân chủ thông thường.
-- Hình: https://farm3.staticflickr.com/2065/2378897283_f799b3b3e0_m.jpg
-- Nguồn: Ian Crofton (2013) Tóm lược các tư tưởng lớn: 200 khái niệm làm thay đổi thế giới được diễn giải tức thì, Quercus.
-- Bài được tập hợp tại Kiến thức phổ thông
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét