Thứ Bảy, 17 tháng 5, 2014

Kinh tế học căn bản: Đường nằm ngang, thẳng đứng, và độ dốc của chúng

PHỤ LỤC CHƯƠNG 2: ĐỒ THỊ TRONG KINH TẾ HỌC

CHƯƠNG 2: CÁC MÔ HÌNH KINH TẾ: TƯƠNG NHƯỢNG VÀ THƯƠNG MẠI (TIẾP THEO)

ĐƯỜNG NẰM NGANG, THẲNG ĐỨNG VÀ ĐỘ DỐC CỦA CHÚNG

Khi một đường nằm ngang thì giá trị của biến y trên đường đó không đổi - tức bằng hằng số. Mọi điểm trên đường đó đều có độ thay đổi theo y bằng 0. Vì 0 chia cho số bất kỳ (khác 0) đều bằng 0, nên bất chấp giá trị thay đổi của biến x, độ dốc của đường nằm ngang luôn bằng 0.

Nếu đó là đường thẳng đứng thì giá trị của biến x trên đường đó không đổi - tức bằng hằng số. Mọi điểm trên đường đó đều có độ thay đổi theo x bằng 0. Điều này nghĩa là độ dốc của đường thẳng đứng là tỉ số mà mẫu số bằng 0. Tỉ số có mẫu số bằng 0 là vô cực - tức một số lớn vô hạn. Vì thế độ dốc của đường thẳng đứng bằng vô cực.

Đường thẳng đứng hay nằm ngang có một tính chất đặc biệt: biến x và biến y không quan hệ với nhau. Hai biến được cho là không quan hệ với nhau khi thay đổi của một biến (biến độc lập) sẽ không ảnh hưởng gì đến biến kia (biến phụ thuộc). Nói cách khác, hai biến là không quan hệ với nhau khi biến phụ thuộc bằng hằng bất chấp giá trị của biến độc lập. Nếu y là biến phụ thuộc thì đường đó nằm ngang. Nếu x là biến phụ thuộc thì đường đó thẳng đứng.

(còn tiếp)

-- Nguồn: Paul Krugman (Nobel kinh tế 2008), Robin Wells, Kathryn Graddy (2014) Kinh tế học căn bản, tái bản lần ba.
-- Bài được tập hợp tại Kinh tế học căn bản

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét