CHƯƠNG 2: CÁC MÔ HÌNH KINH TẾ: TƯƠNG NHƯỢNG VÀ THƯƠNG MẠI (TIẾP THEO)
ĐỘC DỐC CỦA ĐƯỜNG TUYẾN TÍNH
Dọc theo đường tuyến tính, độ dốc được đo bằng cách chia "độ nâng" giữa hai điểm trên đường cho "độ chạy" giữa hai điểm đó. Độ nâng là lượng y thay đổi, và độ chạy là lượng x thay đổi. Đây là công thức:
Độ-thay-đổi-theo-y / Độ-thay-đổi-theo-x = Δy / Δx = Độ-dốc
Trong công thức, Δ (delta hoa của Hy Lạp) ký hiệu "độ thay đổi theo". Khi một biến tăng, độ thay đổi theo biến đó sẽ dương; khi một biến giảm, độ thay đổi theo biến đó sẽ âm.
Độ dốc của đường cong sẽ dương khi độ nâng (độ thay đổi theo biến y) cùng dấu với với độ chạy (độ thay đổi theo biến x). Đó là do khi hai số cùng dấu, tỉ số của hai số đó sẽ dương. Đường cong ở phần (a) Hình 2A-2 (phần trước) có độ dốc dương: dọc theo đường, cả biến x và biến y đều tăng. Độ dốc của đường cong sẽ âm khi độ nâng và độ chạy trái dấu. Đó là do khi hai số trái dấu, tỉ số của hai số đó sẽ âm. Đường cong ở phần (b) Hình 2A-2 (phần trước) có độ dốc âm: dọc theo đường, khi biến x tăng thì biến y giảm.
Hình 2A-3 minh họa cách tính độ dốc của một đường tuyến tính. Đầu tiên ta hãy tập trung vào phần (a). Từ điểm A đến điểm B giá trị của biến y thay đổi từ 25 xuống 20 và giá trị của biến x thay đổi từ 10 lên 20. Như vậy độ dốc giữa hai điểm sẽ bằng:
Độ-thay-đổi-theo-y / Độ-thay-đổi-theo-x = Δy / Δx = -5 / 10 = -1/2 = -0.5
Đường thẳng có độ dốc như nhau tại mọi điểm. Nói cách khác, đường thẳng có độ dốc hằng. Bạn có thể kiểm chứng bằng cách tính độ dốc giữa hai điểm A và B và giữa hai điểm C và D trong phần (b) Hình 2A-3.
Giữa A và B: Δy / Δx = 10 / 2 = 5
Giữa C và D: Δy / Δx = 20 / 4 = 5
(còn tiếp)
-- Hình 2A-3. Tính độ dốc.
-- Nguồn: Paul Krugman (Nobel kinh tế 2008), Robin Wells, Kathryn Graddy (2014) Kinh tế học căn bản, tái bản lần ba.
-- Bài được tập hợp tại Kinh tế học căn bản
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét