CHƯƠNG 2: CÁC MÔ HÌNH KINH TẾ: TƯƠNG NHƯỢNG VÀ THƯƠNG MẠI (TIẾP THEO)
PHỤ LỤC CHƯƠNG 2: ĐỒ THỊ TRONG KINH TẾ HỌC
ĐỒ THỊ, BIẾN, VÀ MÔ HÌNH KINH TẾ
Một lý do học cao đẳng đại học là tấm bằng tốt nghiệp cung cấp cơ hội có được việc làm lương cao. Những bằng bổ sung, chẳng hạn MBA (thạc sĩ quản trị kinh doanh) hay luật, sẽ giúp tăng thu nhập nhiều hơn nữa. Nếu bạn phải đọc một bài báo về quan hệ giữa thành quả học tập và thu nhập, rất có thể bạn sẽ thấy một đồ thị minh họa ý kiến đó, nói chung là học càng nhiều thì thu nhập càng tăng. Đồ thị này, cũng như hầu hết các đồ thị trong kinh tế học, sẽ phác họa mối quan hệ giữa hai biến kinh tế. Biến (variable) là đại lượng có thể nhận nhiều hơn một giá trị, chẳng hạn số năm học tập của một người, giá một lon xô-đa, hay thu nhập của một hộ dân.
Khi bạn đọc chương này, phân tích kinh tế dựa rất nhiều vào mô hình, tức những mô tả đơn giản hóa của các tình huống thực tế. Hầu hết mô hình kinh tế đều mô tả mối quan hệ giữa hai biến, được đơn giản hóa bằng cách giữ nguyên các biến khác có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ. Chẳng hạn, một mô hình kinh tế có thể mô tả mối quan hệ giữa giá một lon xô-đa với số lon xô-đa mà người tiêu dùng sẽ mua, giả định rằng mọi thứ khác ảnh hưởng đến mua sắm xô-đa của người tiêu dùng sẽ không đổi. Loại mô hình này có thể được mô tả bằng toán học hay bằng lời, nhưng việc minh họa mối quan hệ bằng một đồ thị sẽ dễ hiểu hơn. Phần kế sẽ minh họa cách xây dựng và diễn giải các mô hình kinh tế.
(còn tiếp)
-- Nguồn: Paul Krugman (Nobel kinh tế 2008), Robin Wells, Kathryn Graddy (2014) Kinh tế học căn bản, tái bản lần ba.
-- Bài được tập hợp tại Kinh tế học căn bản
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét