Thứ Năm, 29 tháng 5, 2014

Kinh tế học căn bản: Điểm cực đại và cực tiểu

PHỤ LỤC CHƯƠNG 2: ĐỒ THỊ TRONG KINH TẾ HỌC

CHƯƠNG 2: CÁC MÔ HÌNH KINH TẾ: TƯƠNG NHƯỢNG VÀ THƯƠNG MẠI (TIẾP THEO)

ĐIỂM CỰC ĐẠI VÀ CỰC TIỂU

Độ dốc của một đường phi tuyến có thể thay đổi từ dương sang âm hay ngược lại. Khi độ dốc của một đường cong thay đổi từ dương sang âm, nó tạo ra điểm cực đại (maximum point) của đường cong. Khi độ dốc của một đường cong thay đổi từ âm sang dương, nó tạo ra điểm cực tiểu (minmum point).

Phần (a) Hình 2A-6 minh họa một đường cong trong đó độ dốc thay đổi từ dương sang âm khi bạn di chuyển từ trái sang phải. Khi x ở giữa 0 và 50, độ dốc đường cong là dương. Khi x bằng 50, đường cong đạt đến đỉnh điểm - tức giá trị y lớn nhất dọc theo đường cong. Điểm này được gọi là cực đại (maximum) của đường cong. Khi x lớn hơn 50, độ dốc trở nên âm và đường cong chuyển hướng đi xuống. Nhiều đường cong quan trọng trong kinh tế học, chẳng hạn đường cong biểu diễn sự thay đổi lợi nhuận của một công ty khi tăng sản lượng, sẽ có hình ngọn đồi như vậy.

Trái lại, đường cong minh họa ở phần (b) Hình 2A-6 có hình chữ U: nó có độ dốc thay đổi từ âm sang dương. Khi x bằng 50, đường cong chạm điểm đáy - tức giá trị y nhỏ nhất dọc theo đường cong. Điểm này được gọi là cực tiểu (minimum) của đường cong. Nhiều đường cong quan trọng trong kinh tế học, chẳng hạn đường cong biểu diễn sự thay đổi về giá một đơn vị của một số công ty khi tăng sản lượng, sẽ có hình chữ U như vậy.

(còn tiếp)


-- Hình 2A-6: Điểm cực đại và cực tiểu
-- Nguồn: Paul Krugman (Nobel kinh tế 2008), Robin Wells, Kathryn Graddy (2014) Kinh tế học căn bản, tái bản lần ba.
-- Bài được tập hợp tại Kinh tế học căn bản

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét