CHỦ NGHĨA CỘNG ĐỒNG - COMMUNITARIANISM
Chủ nghĩa cộng đồng là một triết lý chính trị khá gần đây, bắt nguồn từ Hoa Kỳ vào cuối thế kỷ hai mươi. Chủ nghĩa này tìm một "con đường thứ ba" giữa một bên là chủ nghĩa xã hội, vốn nhấn mạnh đến vai trò nhà nước trong việc giữ gìn trật tự xã hội, và bên kia là chủ nghĩa tự do cánh hữu, vốn khẳng định vị thế độc tôn của cá nhân đồng thời chối bỏ tầm quan trọng của con người trong cộng đồng.
Người theo chủ nghĩa bảo thủ truyền thống luôn nhấn mạnh đến tầm quan trọng của cộng đồng, nhưng đối với họ điều đó nghĩa là thứ bậc, uy quyền, và sự hòa đồng về văn hóa, đạo đức, và thậm chí tôn giáo. Người theo chủ nghĩa cộng đồng chủ trương cái gọi là "tâm đẳng phương". Họ tin rằng công dân có nghĩa vụ cũng như quyền lợi, họ đề cao đức hạnh của xã hội dân sự trong đó công dân là "các bên liên quan", và nhấn mạnh đến "vốn liếng xã hội", tức các nối kết có lợi tương hỗ giữa các mạng xã hội. Ý tưởng của chủ nghĩa cộng đồng đã gây ảnh hưởng nhất định đến Hoa Kỳ và Anh quốc, đến cả cánh trung tả lẫn trung hữu.
-- Hình: https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhZGiktFY109eG2x2IGDJ0s0qboaX8-5yjMga_4aWAJy5vUKS96izEtlh-EB-4trWKXIxFfW_2cOlEn_qH-kWoBQGLPtBux50avz644GlM68pobxW3AGzMA5zIbYujfw60mDunSQlPWQYlR/s1600/balance2.gif
-- Nguồn: Ian Crofton (2013) Tóm lược các tư tưởng lớn: 200 khái niệm làm thay đổi thế giới được diễn giải tức thì, Quercus.
-- Bài được tập hợp tại Kiến thức phổ thông
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét