Thứ Ba, 27 tháng 8, 2013

Tự đánh giá để chọn ngành nghề - Phần 4/7: Kỹ năng

Kỹ năng có thể được phân thành hai loại chính: khả năng tiếp thu và năng khiếu bẩm sinh.

KHẢ NĂNG TIẾP THU - Khả năng tiếp thu có thể được định nghĩa là điều gì đó mà bạn có thể làm được sau khi luyện lập và/hay thực hành. Khả năng tiếp thu và kỹ năng thường được cho là giống nhau; tuy nhiên để có kỹ năng, thường có nghĩa là bạn có thể làm giỏi điều gì đó. Ý thức được các khả năng tốt nhất của mình có thể giúp bạn tự tin hơn rất nhiều.

NĂNG KHIẾU BẨM SINH - Năng khiếu bẩm sinh là những hoạt động mà bạn có thể làm giỏi và dường như đến với bạn một cách dễ dàng và tự nhiên. Một số người có năng khiếu bẩm sinh nhưng họ hoặc không biết hoặc không thể phát triển đến mức cao nhất. Ý thức được năng khiếu bẩm sinh của mình có thể giúp bạn hiểu bản thân nhiều hơn.
☆ Hướng dẫn: Hãy đặt chữ "A" ở trước lĩnh vực mà bạn tin rằng bạn có KHẢ NĂNG TIẾP THU hay NĂNG KHIẾU BẨM SINH. Hãy bổ sung các kỹ năng mà bạn có thể có. Để trống những lĩnh vực nào bạn không chắc chắn có. Sắp hạng 5 kỹ năng tốt nhất của bạn.

___ Hiểu được các hướng dẫn, các dữ kiện, và lý luận nằm trong đó; có khả năng lập luận và xét đoán
___ Hiểu được ý nghĩa của lời nói và ý tưởng; có khả năng trình bày thông tin và ý tưởng rõ ràng
___ Làm phép tính số học nhanh và chính xác
___ Nhìn hình vẽ hay ảnh hai chiều từ đó hình dung được ảnh ba chiều của chúng hoặc xác định được chiều cao, chiều rộng, và chiều sâu (chẳng hạn khi đọc bản vẽ thiết kế, mẫu mã, ...)
___ Quan sát chi tiết trên hình vẽ hay ảnh để so sánh đối chiếu; Nhận ra khác biệt về hình dạng, độ sáng tối, ...
___ Quan sát các chi tiết và nhận ra sai sót trong con số, lỗi chính tả, và dấu câu trong các tài liệu, bảng biểu; khó mắc lỗi khi sao chép
___ Phối hợp mắt và bàn tay hay ngón tay để thực hiện nhiệm vụ nhanh chóng và chính xác
___ Dùng ngón tay làm việc với các vật thể nhỏ một cách nhanh chóng và chính xác
___ Khéo tay trong lắp đặt và xoay chuyển
___ Kết hợp chân tay để đáp lại các tín hiệu thị giác, ...
___ Phân biệt màu sắc hay độ sáng tối; biết đối chiếu màu sắc
___ Phát hiện lỗi trong văn bản
___ Làm đúng theo chỉ dẫn
___ Đặt câu hỏi hay
___ Cải thiện kết quả của người khác
___ Giải thích rõ ràng
___ Lên kế hoạch và tổ chức
___ Thao tác với thiết bị cơ học
___ Mở rộng kết quả của người khác
___ Tìm tòi và nghiên cứu
___ Lập ngân sách
___ Nhìn nhận và xử lý vấn đề đúng trọng tâm
___ Giọng nói rõ ràng
___ Tiếp nhận lời khuyên mang tính xây dựng
___ Sáng tạo
___ Giữ quan hệ tốt với người khác
___ Tư vấn cho người khác
___ Làm nghệ thuật
___ Giữ sổ sách ghi chép
___ Lãnh đạo và giám sát người khác
___ Dạy người khác
___ Làm vườn
___ Đánh máy
___ Cho người khác lời khuyên hữu ích
___ Linh hoạt
___ Vẽ và thiết kế vật dụng
___ Vật dụng cơ học
___ Huấn luyện người khác thực hành
___ Lái xe
___ Trình diễn trước công chúng
___ Chấp nhận rủi ro
___ Giải quyết xung đột
___ Chú ý hình dáng, kích cỡ, ...
___ Làm đến nơi đến chốn
___ Sửa chữa và làm dịch vụ về máy tính
___ Thuyết phục người khác
___ Quyết định đúng khi gặp sự cố khẩn cấp
___ Đơn giản hóa vấn đề trông có vẻ phức tạp
___ Học từ sai lầm và kinh nghiệm trong quá khứ
___ Làm việc độc lập trong khoảng thời gian dài
___ Hiểu và đọc thiết kế, bản đồ, bản vẽ, ...
___ Nghe và nắm bắt được điều người khác nói
___ Hiểu lý do đằng sau các hành vi hay sự kiện
___ Ước lượng chi phí
___ Hiểu cảm xúc của người khác
___ Đọc hiểu
___ Làm việc nặng
___ Viết lách
___ Sao chép kết quả của người khác
___ Thu thập
___ Chế tác vật dụng từ gỗ, kim loại hay vật liệu khác
___ Nói trước công chúng
___ Làm việc với con số hay giải quyết vấn đề liên quan đến kế toán
___ Thao tác máy tính
___ Khích lệ người khác hành động
___ Chi tiết và cẩn thận
___ Bày tỏ cảm xúc
___ Quản lý thời gian
___ Phân biệt âm thanh
___ Làm giúp người khác
___ Giao tiếp với người khác
___ Kiểm soát cảm xúc bản thân
___ Nghĩ trước làm sau
___ Thể thao có tính đồng đội (bóng rổ, bóng đá, ...)
___ Thể thao có tính cá nhân (tennis, golf, ...)
___ Học ngoại ngữ
___ Học các môn xã hội
___ Học các môn khoa học
___ Kỹ năng khác: .........................................................................
___ ................................................................................................
___ ................................................................................................

-- Nguồn: Ngành nghề ở trình độ cao đẳng đại học: Một hướng dẫn để lập kế hoạch sống hiệu quả, tái bản lần 6. Paul Phifer, Ferguson Publishing, 2009.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét