Thứ Hai, 17 tháng 2, 2014

Kiến thức phổ thông: Chế độ liên bang so với chế độ trung ương tập quyền - Federalism vs. Centralism

Ở một số quốc gia, quyền lực chính trị là độc quyền của chính phủ trung ương hùng mạnh, trực tiếp kiểm soát hành chính quốc gia xuống tận địa phương. Các quốc gia đó được gọi là nhà nước đơn nhất.

Ở những quốc gia khác, chính phủ trung ương chỉ được phép quản lý các vấn đề như quốc phòng và chính khách đối ngoại, hầu hết quyền lực bên trong thuộc về những bang cấu thành nên quốc gia đó, mỗi bang có chính phủ riêng được bầu ra, có quyền thông qua các dự luật và tăng thuế. Những quốc gia đó được gọi là liên bang và thường bắt nguồn từ tự nguyện hợp nhất.

Các ví dụ về liên bang là Hoa Kỳ, Đức, Úc, và Canada, còn những ví dụ về nhà nước đơn nhất là Pháp và Anh. Nhà nước đơn nhất đôi khi ủy quyền cho hội đồng khu vực - chẳng hạn các hội đồng khu vực được thành lập cho Scotland, Wales, và Bắc Ireland vào thế kỷ hai mươi - nhưng cách tiếp cận từ trên xuống này không giống với hình thức hợp nhất tự nguyện hình thành từ dưới lên.

Ví dụ nổi tiếng nhất của hợp nhất tự nguyện là Hoa Kỳ, hình thành vào năm 1776 khi mười ba thuộc địa tuyên bố độc lập khỏi nước Anh. Sau khi giành độc lập, các thuộc địa trước đó không muốn từ bỏ quyền lực và chuyển giao cho chính phủ trung ương, họ không muốn chuyển từ chính thể chuyên chế này sang một chính thể chuyên chế khác. Vì vậy khi Hiến pháp Hoa Kỳ được phê chuẩn vào năm 1788, đã bảo toàn mọi quyền của bang mà không giao về cho chính phủ liên bang mới. Vấn đề "quyền của bang" - cụ thể là quyền cho phép duy trì chế độ nô lệ hay không - cuối cùng khiến cho một số bang có chế độ nô lệ đòi ly khai. Điều này dẫn đến Nội Chiến Hoa Kỳ từ 1861-5, là cuộc chiến do chính phủ liên bang phát động không chỉ chủ yếu xóa bỏ chế độ nô lệ mà còn duy trì sự thống nhất.

Ở những liên bang khác, căng thẳng phát sinh khi các bang tham gia có một dân tộc hay nhóm ngôn ngữ chiếm đa số - chẳng hạn Quebecois ở Canada hay Basques ở Tây Ban Nha - họ tin rằng quyền lợi của họ sẽ được phục vụ tốt hơn nếu độc lập hoàn toàn.

-- Nguồn: Ian Crofton (2013) Tóm lược các tư tưởng lớn: 200 khái niệm làm thay đổi thế giới được diễn giải tức thì, Quercus.
-- Toàn bộ kiến thức phổ thông được tập hợp tại http://cstmind.blogspot.com/p/kien.html
-- Ảnh: http://gcaggiano.files.wordpress.com/2011/09/shake1.jpg

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét