Thứ Sáu, 10 tháng 1, 2014

Kiến thức phổ thông: Trừng phạt - Punishment

Tội ác có thể được xem là một xâm phạn đến quyền và tự do của nạn nhân - gồm quyền sống, quyền sở hữu tài sản, và quyền tự do không bị xâm hại. Đây là các quyền, theo ý tưởng về khế ước xã hội, mà nhà nước tồn tại là để duy trì và bảo vệ. Trớ trêu thay, hình phạt mà nhà nước áp dụng lên những tội phạm cướp đoạt quyền và tự do của người khác thì thường là chối từ quyền và tự do của họ.

Có hai biện minh chính cho biện pháp trừng phạt. Biện minh thứ nhất thấy rằng bản thân trừng phạt là tốt, là thực thi công lý "hình phạt phải tương xứng với tội ác". Quan điểm trừng phạt vì công lý này được tổng kết trong sắc lệnh của Cựu Ước, "mắt đền mắt, răng đền răng" - biện minh này vẫn được một số sử dụng để bảo vệ cho hình phạt tử hình vì tội giết người.

Hình ảnh tội phạm phải "trả giá" cho tội ác của mình là thường gặp và gợi lên một hình thức thực thi đạo đức nào đó. Một khi "nợ xã hội đã trả", xem như cân bằng và ổn định xã hội được tái lập. Ở một số nước ngoài phương Tây, tội phạm có thể thoát án phạt bằng cách trả "tiền nợ máu" cho gia đình nạn nhân, trong khi ở một vài quốc gia phương Tây, kẻ bị kết án có thể bị buộc phải bồi thường như một phần trong án phạt của họ.

Biện minh thứ hai về trừng phạt là biện minh có tính vị lợi, không cho rằng bản thân trừng phạt là tốt mà đó là sự xấu cần thiết khiến xã hội tốt lên. Người theo chủ nghĩa vị lợi có thể bảo vệ cho sự trừng phạt dựa trên nhiều cơ sở. Thứ nhất, tước đoạt tự do (hay thậm chí tính mạng) của tội phạm sẽ ngăn chặn tội ác tái diễn, vì vậy giúp xã hội an toàn hơn. Thứ hai, áp dụng hình phạt là để răn đe, khiến kẻ có tiềm năng gây ác phải chùn tay, từ đó giúp ích cho toàn xã hội. Thứ ba, trừng phạt là cách cải tạo tội phạm để họ có thể trở về với xã hội.

-- Nguồn: Ian Crofton (2013) Tóm lược các tư tưởng lớn: 200 khái niệm làm thay đổi thế giới được diễn giải tức thì, Quercus.
-- Toàn bộ kiến thức phổ thông được tập hợp tại http://cstmind.blogspot.com/p/kien.html
-- Ảnh: http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/7/7a/Chapeltown_Stocks.jpg

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét