Thứ Tư, 1 tháng 1, 2014

Kiến thức phổ thông: Chủ nghĩa Keynes - Keynesianism

Chủ nghĩa Keynes là học thuyết kinh tế do kinh tế gia người Anh John Maynard Keynes (1883–1946) đề xuất sau khi phát sinh tình trạng thất nghiệp tràn lan trong cuộc Đại Suy trầm vào những năm 1930. Trong khi các kinh tế gia khác cho rằng thị trường tự do sẽ nhanh chóng tạo đầy đủ việc làm nếu công nhân chấp nhận lương thấp, thì Keynes lại tin rằng tình trạng thất nghiệp nhiều là hậu quả của việc thiếu hụt nhu cầu tổng thể về sản phẩm và dịch vụ, và việc giảm lương công nhân còn khiến nhu cầu giảm thấp hơn nữa.

Để kích cầu, Keynes chủ trương chính phủ phải can thiệp - chẳng hạn thông qua tài trợ các công trình công cộng. Hoa Kỳ đã theo đuổi chính sách này trong những năm 1930 dưới tên gọi Tân Chính sách của tổng thống Franklin D. Roosevelt, kết quả là xuất hiện các dự án khổng lồ như Đập Hoover. Đến những năm 1950 và 1960, chủ nghĩa Keynes được nhiều chính phủ phương Tây áp dụng. Đến các năm 1970 thì ý tưởng Keynes bị những người theo chủ nghĩa tiền tệ đả kích, nhưng nó vẫn có tầm ảnh hưởng sâu rộng và chứng tỏ hiệu quả trong việc giải quyết tình trạng khủng hoảng tài chính 2007-8.

-- Nguồn: Ian Crofton (2013) Tóm lược các tư tưởng lớn: 200 khái niệm làm thay đổi thế giới được diễn giải tức thì, Quercus.
-- Toàn bộ kiến thức phổ thông được tập hợp tại http://cstmind.blogspot.com/p/kien.html
-- Ảnh: https://wbacorp.com/public/userfiles/6-bridge.jpg

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét