Thứ Hai, 24 tháng 3, 2014

Kế toán căn bản: Chương 3. Báo cáo doanh thu - The Income Statement

CHƯƠNG BA

BÁO CÁO DOANH THU - THE INCOME STATEMENT

Báo cáo doanh thu của một công ty cho biết hiệu suất tài chính của công ty đó trên một chu kỳ thời gian (thường là một năm). Báo cáo này tương phản với bảng cân đối kế toán (the balance sheet), vốn cho biết tình hình tài chính tại một thời điểm. Hình tượng thường dùng để minh họa bảng cân đối kế toán là chiếc máy chụp hình, trong khi báo cáo doanh thu thì giống một băng ghi hình (video) hơn.

Báo cáo doanh thu - đôi khi được gọi là bảng tổng kết lời lỗ (profit and loss statement hay P&L statement) - được tổ chức đúng theo như bạn dự kiến. Phần đầu là chi tiết doanh thu của công ty, trong khi phần hai là chi tiết về chi tiêu của công ty.


Tổng lợi nhuận (gross profit) và giá thành hàng đã bán (cost of goods sold)

Tổng lợi nhuận ám chỉ tổng doanh thu của công ty, trừ giá thành hàng đã bán. Giá thành hàng đã bán (CoGS) là số tiền mà công ty đã trả cho hàng hóa mà công ty đã bán trong một chu kỳ.

VÍ DỤ: Laura vận hành một doanh nghiệp nhỏ bán áo thun in hình ban nhạc. Vào đầu tháng, Laura đặt mua 100 chiếc mỗi chiếc $3. Đến cuối tháng, cô bán sạch áo và được tổng cộng $800. Trong tháng, giá thành hàng đã bán của Laura là $300, và tổng lợi nhuận của cô là $500.

VÍ DỤ: Rich vận hành một doanh nghiệp nhỏ về khai thuế. Mọi chi phí của anh đều là chi phí gián tiếp - tức mỗi bản khai thuế mà anh chuẩn bị sẽ không thêm gì vào chi phí tổng cộng của anh - vì vậy anh không có giá thành hàng đã bán. Tổng lợi nhuận của anh đơn giản là doanh thu của anh.

Thu nhập Kinh doanh (Operating Income) so với Lãi Ròng (Net Income)

Đôi khi, ta sẽ thấy một báo cáo doanh thu - như báo cáo dưới đây - tách phần "Chi phí Tác nghiệp" (Operating Expenses) khỏi phần "Chi phí Phi Tác nghiệp" (Non-Operating Expenses). Chi phí Tác nghiệp là chí phí liên quan đến vận hành thông thường của doanh nghiệp và cũng có thể phải gánh chịu trong tương lai. Chi phí Phi Tác nghiệp là chi phí không liên quan đến vận hành thường xuyên của doanh nghiệp, và kết quả là không phải gánh chịu một lần nữa trong năm tiếp theo. (Một ví dụ điển hình của Chi phí Phi Tác nghiệp là việc kiện tụng.)


Lý do đằng sau việc tách Chi phí Tác nghiệp khỏi Chi phí Phi Tác nghiệp là nó cho phép tính toán Thu nhập Kinh doanh. Về lý thuyết Thu nhập Kinh doanh là một số có ý nghĩa hơn là Lãi Ròng, vì nó đưa ra chỉ dấu tốt hơn về doanh thu của công ty sẽ ra sao trong những năm tiếp theo.

Hiệu ứng của việc tập trung vào Thu nhập Kinh doanh thay vì Lãi Ròng đã khiến nhiều công ty nỗ lực phân loại các chi phí là Phi Tác nghiệp càng nhiều càng tốt  nhằm mục đích làm cho Thu nhập Kinh doanh trông ấn tượng hơn đối với nhà đầu tư. Kết quả của "kế toán sáng tạo" này đã tạo ra một tranh luận nhỏ là số liệu doanh thu nào thật sự là dấu hiệu tốt hơn về thành công trong tương lai.

-- Nguồn: Mike Piper (2010) Kế toán căn bản được diễn giải dưới 100 trang.

2 nhận xét: