Thứ Tư, 26 tháng 3, 2014

Kiến thức phổ thông: Chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa đế quốc - Colonialism and Imperialism

CHỦ NGHĨA THỰC DÂN VÀ CHỦ NGHĨA ĐẾ QUỐC - COLONIALISM AND IMPERIALISM

Từ thế kỷ mười sáu trở đi, một số thế lực Âu châu cạnh tranh nhau để thành lập thuộc địa tại những vùng xa xôi trên thế giới - chủ yếu là để kiểm soát nguồn lợi thương mại về vật liệu thô và cung cấp cho các thị trường mới hàng hóa mà họ sản xuất. Đến thế kỷ mười chín, được thúc đẩy bởi một hỗn hợp gồm tôn giáo và chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, người theo chủ nghĩa thực dân đã phát triển một đặc tính "đế quốc", với mục đích cao cả là đem ưu điểm của nền văn minh phương Tây đến những nước thuộc địa "sơ khai". Tuy nhiên, nằm dưới lớp áo đẹp đẽ này thì quyền lợi thương mại vẫn đóng vai trò tối quan trọng.

Tiếp xúc các giá trị phương Tây về dân chủ và bình đẳng khiến giới tinh hoa có giáo dục tại những nước thuộc địa cật vấn về quyền cai trị của thế lực đế quốc lên trên họ. Điều này đưa đến phong trào giải phóng dân tộc và tiến trình chậm chạp lật đổ chế độ thực dân và đôi khi phát sinh bạo động vào nửa cuối thế kỷ hai mươi. Tuy nhiên, một số người tin rằng chủ nghĩa đế quốc chính trị đã được thay thế bằng chủ nghĩa đế quốc kinh tế.


Biếm họa nổi tiếng vào năm 1892 phác họa  viên toàn quyền Cecil Rhodes của đế quốc Anh như một tượng đài trải dài Phi châu.
-- Nguồn: Ian Crofton (2013) Tóm lược các tư tưởng lớn: 200 khái niệm làm thay đổi thế giới được diễn giải tức thì, Quercus.
-- Bài được tập hợp tại Kiến thức phổ thông
-- Ảnh: http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/e/ec/Punch_Rhodes_Colossus.png

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét