Chủ Nhật, 15 tháng 12, 2013

Kiến thức phổ thông: Khế ước xã hội - Social Contract

Tư tưởng về khế ước xã hội ẩn chứa ở hầu hết tư duy hiến pháp. Trong khế ước xã hội, người dân giao phó quyền tự do và chủ quyền của mình cho chính phủ. Vai trò của chính phủ là thiết lập và duy trì trật tự xã hội qua thượng tôn pháp luật.

Triết gia người Anh Thomas Hobbes đã phát triển phiên bản của mình về khế ước xã hội vào thời nhiễu nhương Nội chiến Anh quốc. Trong chuyên luận Leviathan năm 1651 của mình, Hobbes mô tả đời người ở tình trạng tự nhiên, không bị kiềm chế là "cô độc, tồi tàn, thô tục, hung ác và ngắn ngủi". Hobbes tin rằng người dân chỉ có thể chung sống hòa bình nếu đồng ý tuân theo một quyền lực tối cao.

Sau này ở cùng thế kỷ, một triết gia người Anh khác, John Locke, đã bác bỏ chủ nghĩa chuyên chế trong Chuyên luận Thứ hai về Chính phủ (1690). Chuyên luận này được viết trong cuộc nổi dậy "Cách mạng Vinh quang", khi đó người Anh lật đổ nhà vua có tư tưởng chuyên chế (James II) và tôn một người khác (William III), do người này hứa ủng hộ quyền lợi và tự do cho nhân dân. Locke chủ trương chính phủ hợp pháp chỉ có thể tồn tại nếu được tầng lớp bị trị tán thành. Mặc dù tầng lớp bị trị giao phó "quyền tự nhiên" của mình qua việc chấp nhận bị cai trị, đổi lại, họ có những quyền công dân nhất định. Nếu chính phủ thất bại trong việc ủng hộ các quyền này và không còn cai trị vì quyền lợi của tầng lớp bị trị, thì người dân có quyền thay đổi chính phủ. Tư tưởng căn bản này đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến các lãnh đạo Cách mạng Hoa Kỳ 1776.

Phiên bản thứ ba - chịu ảnh hưởng của Cách mạng Pháp 1789 - được triết gia người Pháp Jean-Jacques Rousseau đưa ra trong tác phẩm Khế ước Xã hội (1762). Rousseau đề ra ý niệm "chủ quyền nhân dân", cho rằng công dân chỉ có thể bị ràng buộc bởi luật pháp nếu họ góp phần vào công cuộc phát triển công dân. Chính phủ phải luôn nghe theo "nguyện vọng của quần chúng", và cá nhân phải tuân phục nguyện vọng này. Phiên bản khế ước xã hội của Rousseau sau này bị lợi dụng bởi những người có xu hướng chuyên chế, đặc biệt là cánh tả, để biện minh cho hành động đàn áp quyền tự do cá nhân.

-- Nguồn: Ian Crofton (2013) Tóm lược các tư tưởng lớn: 200 khái niệm làm thay đổi thế giới được diễn giải tức thì, Quercus.
-- Toàn bộ kiến thức phổ thông được tập hợp tại http://cstmind.blogspot.com/p/kien.html
-- Nguồn ảnh: http://moiseslima.files.wordpress.com/2011/10/foto_rousseau.jpg

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét