Thứ Năm, 21 tháng 11, 2013

Kiến thức phổ thông: Chủ quyền - Sovereignty

Chủ quyền, theo nghĩa quyền lực tối cao, có hai phương diện: ngoài nước và trong nước. Theo luật quốc tế, một quốc gia có chủ quyền là quốc gia được quốc tế công nhận là có quyền lực vô hạn bên trong biên giới của quốc gia đó. Tuy nhiên, chủ quyền quốc gia có thể được tương nhượng, ví dụ, do quốc gia đó là thành viên của tổ chức siêu quốc gia như Hiệp hội Âu châu. Các quốc gia có thể xung đột nếu các đối thủ đều khẳng định chủ quyền trên một lãnh thổ nào đó.

Trong nước, câu hỏi đặt ra là quyền lực tối cao nằm ở đâu. Trước đây, ở các nền quân chủ Âu châu, quyền lực tối cao nằm trong tay nhà vua, mặc dù thực tế thường xảy ra tranh chấp với Giáo hội La mã về quyền xét xử những vấn đề tôn giáo hay tâm linh. Ở Anh quốc, khi nền dân chủ nghị viện phát triển, đã nổi lên quan điểm cho rằng quyền lực tối cao hợp pháp nằm trong tay "ông hoàng (hay bà hoàng) Nghị viện", mặc dù trên thực tế quyền điều hành hàng ngày do chính phủ nắm giữ. Ở Hoa Kỳ, quyền tối cao trong nước được trao cho Hiến pháp.

-- Nguồn: Ian Crofton (2013) Tóm lược các tư tưởng lớn: 200 khái niệm làm thay đổi thế giới được diễn giải tức thì, Quercus.
-- Toàn bộ kiến thức phổ thông được tập hợp tại http://cstmind.blogspot.com/p/kien.html
-- Nguồn ảnh: http://sovereignty.net/wp-content/uploads/2013/03/cropped-iStock_000017452286XSmall.jpg

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét