Thứ Sáu, 15 tháng 11, 2013

Kiến thức phổ thông: Tương đối luận - Relativism

Tương đối luận có tầm quan trọng đặc biệt trong nhân chủng học. Nhân chủng học thường phân biệt tương đối luận văn hóa, luân lý, nhận thức, và phương pháp. Tương đối luận văn hóa - tư tưởng cho rằng chẳng có văn hóa nào "siêu việt" hơn văn hóa nào - bắt nguồn từ thời Khai sáng nhưng chỉ được thiết lập thành một nguyên lý của nhân chủng học vào đầu thế kỷ hai mươi, với mục đích thay thế cách tiếp cận vị chủng (chú trọng đến chủng tộc) bằng một cách tiếp cận khách quan mới mẻ.

Tương đối luận văn hóa đã khiến một số nhà nhân chủng học thừa nhận tương đối luận luân lý trong đó chẳng hạn bác bỏ các nhân quyền phổ quát. Một số người khác đề ra tương đối luận nhận thức, chủ trương cho rằng các văn hóa khác nhau tồn tại trong những phạm vi tư duy và tri thức khác nhau, vì vậy rất khó hay hoàn toàn không thể giao nhau. Ngày nay tương đối luận luân lý và nhận thức đều bị đa số bác bỏ, nhưng các nhà nhân chủng học vẫn theo đuổi tương đối luận phương pháp, qua đó họ tạm gác lại những định kiến về văn hóa và luân lý của chính mình để cố gắng hiểu thấu niềm tin và hành vi của người khác.

* Ghi chú trên ảnh: Phong tục uốn nắn cơ thể quá mức như được thấy trong bộ tộc Kayan Lahwi ở Myanmar là một ví dụ điển hình về hiện tượng văn hóa dường như xa lạ với các chuẩn mực của phương Tây.

-- Nguồn: Ian Crofton (2013) Tóm lược các tư tưởng lớn: 200 khái niệm làm thay đổi thế giới được diễn giải tức thì, Quercus.
-- Toàn bộ kiến thức phổ thông được tập hợp tại http://cstmind.blogspot.com/p/kien.html
-- Nguồn ảnh: http://farm5.staticflickr.com/4117/4788712202_ce5791f761.jpg

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét