Thời gian là một trong những đại lượng cơ bản của vật lý. Nó đo sự kéo dài, thường so với quá trình tuần hoàn thông thường nào đó chẳng hạn vòng quay của trái đất hay phát xạ của các nguyên tử cesium (dùng làm cơ sở cho định nghĩa hiện nay về giây, đơn vị thời gian cơ bản).
Trải nghiệm chủ quan của ta về thời gian cho thấy nó không tuyệt đối - thời gian lê thê khi ta chán nản và gấp gáp khi ta vui thích. Theo cách nhìn của ta, quá khứ, hiện tại, và tương lai giao nhau - ta luôn biết rằng không phải chỉ có thứ vô cùng nhỏ là "bây giờ", mà ta còn suy tư về những gì đã xảy ra và hướng đến điều sắp diễn ra.
Dầu vậy, trái với trải nghiệm, cơ học Newton cho rằng thời gian trôi đi với tốc độ không đổi. Tuy nhiên, thuyết tương đối của Einstein bảo ta rằng thời gian không tuyệt đối và ở tốc độ đạt gần tốc độ ánh sáng (so với người quan sát) thì thời gian giãn nở ra. Cùng với không gian, thời gian tạo thành thể liên tục bốn chiều gọi là không - thời gian.
Thời gian có thể được định nghĩa là bộ khung trong đó diễn ra sự thay đổi. Nó còn có chiều hướng: tuy hầu hết định luật vật lý đều cho phép các quá trình đi theo cả hai hướng, một số định luật thì không. Ví dụ định luật hai nhiệt động lực học, đưa ra vào thế kỷ mười chín, cho rằng entropy (tính hỗn loạn) của mọi hệ thống đều tăng theo thời gian. Đất đá tan vỡ, xe cộ gỉ sét, sinh vật chết đi và tàn hoại - mọi tiến trình đều bất khả đảo nghịch.
Theo thuyết Big Bang, vũ trụ khởi đầu cách nay 13,7 tỉ năm. Nếu thời gian xuất hiện trước đó thì bất cứ điều gì diễn ra ở khung thời gian trước đó có thể chẳng ảnh hưởng đến khung thời gian hiện tại.
Liệu thời gian có trôi mãi không? Định luật hai nhiệt động lực học cho rằng vũ trụ của ta chỉ là một trong vô vàn vũ trụ gọi chung là "đa vũ trụ".
-- Nguồn: Ian Crofton (2013) Tóm lược các tư tưởng lớn: 200 khái niệm làm thay đổi thế giới được diễn giải tức thì, Quercus.
-- Toàn bộ kiến thức phổ thông được tập hợp tại http://cstmind.blogspot.com/p/kien.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét