Lý trí (lý tính) là một từ đa nghĩa. Đó là năng lực con người, cho phép ta suy luận logic, lý luận từ tổng quát đến cụ thể (tức suy diễn, deduction) hay từ cụ thể đến tổng quát (tức qui nạp, induction). Với một số triết gia, "lý trí" là biểu hiện của trí thức, tức nguồn kiến thức, đối lập với kinh nghiệm.
Lý trí thường được đối chiếu tương phản với cảm tính, tưởng tượng, mất trí, hay niềm tin. Vào thế kỷ mười ba, Thánh Thomas Aquinas đã nỗ lực hòa hợp niềm tin và lý trí, nhờ đó lý trí có chỗ đứng trong thần học Thiên Chúa giáo.
Vào thế kỷ mười tám, các nhà tư tưởng của thời kỳ Khai sáng đã nhấn mạnh đến tính ưu việt của lý trí, họ tìm cách thủ tiêu tệ mê tín dị đoan và lòng thiếu khoan dung, mong muốn cải tổ môi trường công theo đường hướng lý trí. Để đáp lại, phong trào Lãng mạn xuất hiện cuối thế kỷ mười tám lại chú trọng vào cảm xúc cá nhân thông qua những trải nghiệm của con người.
* Ghi chú: Người trong tranh là Newton do học giả người Anh William Blake thuộc phong trào lãng mạn phác họa. Bức tranh mô tả một người bị lý trí ám ảnh, lơ đãng với thế giới tự nhiên xung quanh - bức tranh còn phản chiếu hình ảnh Thượng Đế trong tác phẩm Đấng Thượng Cổ (trang 141) của ông.
-- Nguồn: Ian Crofton (2013) Tóm lược các tư tưởng lớn: 200 khái niệm làm thay đổi thế giới được diễn giải tức thì, Quercus.
-- Nguồn ảnh: http://pavlopoulos.files.wordpress.com/2011/02/william-blake-newton.jpg
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét