Thứ Hai, 28 tháng 7, 2014

Kiến thức phổ thông: Đạo đức học - Ethics

Đạo đức học - còn được gọi là triết học luân lý - tìm cách nghiên cứu ý nghĩa của các thuật ngữ đạo đức và tiêu chuẩn xét đoán đạo đức. Đừng nhầm lẫn với rao giảng đạo đức - tức việc đặt ra điều đúng điều sai. Tuy nhiên trong thực tế, các triết gia không phải lúc nào cũng phân biệt rõ ràng, và trong nhiều lĩnh vực - chẳng hạn nhân quyền, trừng phạt, y học, ... - tranh luận về các vấn đđạo đức được dùng làm hướng dẫn cho việc ra quyết định. Trong số những triết gia Hy lạp cổ đại, cả Plato và Aristotle đều tìm cách định nghĩa "sống tốt." Cả hai gắn nó với hạnh phúc, và hạnh phúc có được từ lối sống tuân theo các đức hạnh như điều độ, can đảm, hiếu thảo, và công bình. Vì chúng là đường hướng tốt nhất cho hành vi. Plato tin rằng "điều tốt" là một Dạng thức trừu tượng vượt thoát thế giới hàng ngày, trong khi Aristotle xem đức hạnh là phẩm chất tự nhiên của con người. Ở Âu châu thời Trung cổ, St. Thomas Aquinas đã tìm các tích hợp đạo đức Aristotle với thần học Thiên Chúa giáo. Ngài cho rằng Thượng Đế đã tạo dựng con người theo "luật tự nhiên" về bản chất của họ, và luật tự nhiên này trùng hợp với luật thiêng liêng. Điều này đặt ra một câu hỏi đầu tiên được Plato nêu lên: Có phải điều tốt là tốt chỉ vì Thượng Đế ra lệnh, hay Thượng Đế ra lệnh bởi vì điều đó là tốt? Nếu vế trước là đúng thì ý nghĩa đạo đức là gì khi ta tuân theo; còn nếu vế sau đúng thì tại sao lại phải đưa Thượng Đế vào đây?

Trong th
ời hiện đại, một trong những tranh luận gay gắt nhất liên quan đến cứu cánh và phương tiện. Đạo lý học (deontology) cho rằng sự đúng đắn của một hành động cần được thừa nhận nếu hành động đó thực hiện vì nghĩa vụ, bất chấp hậu quả. Ở thế kỷ mười tám, Immanuel Kant mô tả những huấn thị như "Không nói dối" hay "Không giết người" là những "mệnh lệnh vô điều kiện" - tức các nguyên tắc phải được tuyệt đối tuân thủ và vô điều kiện trong mọi tình huống. Trái lại, các học thuyết hệ quả, chẳng hạn thuyết vị lợi đánh giá hành động hoàn toàn hay phần lớn vào kết quả của chúng.

 
-- Hình: http://jeasprc.org/wp-content/uploads/2012/10/625_ethics.jpg
-- Nguồn: Ian Crofton (2013) Tóm lược các tư tưởng lớn: 200 khái niệm làm thay đổi thế giới được diễn giải tức thì, Quercus.
-- Bài
được tập hợp tại Kiến thức phổ thông

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét