Thứ Sáu, 25 tháng 7, 2014

Kinh tế học căn bản: Bài tập có lời giải: Đó không phải là ma thuật

CHƯƠNG 2: CÁC MÔ HÌNH KINH TẾ: TƯƠNG NHƯỢNG VÀ THƯƠNG MẠI (TIẾP THEO)

BÀI TẬP CÓ LỜI GIẢI: ĐÓ KHÔNG PHẢI LÀ MA THUẬT

Trong tập ba của truyện viễn tưởng ăn khách Vòng Thừa kế của Christopher Paolini, người hùng Eragon đã đãi ra vàng từ mặt đất bằng cách dùng ma thuật. Eragon học được từ thầy của mình là Oromis rằng mặt đất chứa những hạt li ti của hầu hết mọi nguyên tố. Sẽ rất tốn kém nếu khai khoáng các nguyên tố này, nhưng có thể đãi ra chúng bằng cách dùng ma thuật.

Trong thế giới thực, các nguyên tố này gọi là đất hiếm, không được đãi ra nhờ ma thuật mà nhờ các công ty Trung Quốc. Đất hiếm đóng vai trò quan trọng trong vận hành của các thiết bị laser, điện thoại di động, ổ cứng máy tính, và nhiều thiết bị cầm tay mà ta dùng hàng ngày. Nhưng chúng rải rác khắp nơi với số lượng nhỏ, gây khó khăn và tốn kém cho việc khai thác. Hiện nay Trung Quốc kiểm soát khoảng 95% sản lượng đất hiếm trên toàn thế giới.

Trong khi đó, Hoa Kỳ là nước sản xuất thịt gà hàng đầu thế giới. May thay, Hoa Kỳ và Trung Quốc có thể thông thương với nhau. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu Trung Quốc từ chối xuất khẩu đất hiếm, buộc Hoa Kỳ phải tự khai thác? Điều gì sẽ xảy ra nếu Trung Quốc ngưng nhập khẩu thịt gà và tự sản xuất lấy?

Bây giờ giả sử rằng Trung Quốc và Hoa Kỳ có thể sản xuất cả thịt gà và đất hiếm - một ví dụ giả định dựa trên hình mẫu thương mại thực tế. Giả sử năng suất đất hiếm và thịt gà như trong hình dưới đây.


Hãy tính chi phí cơ hội của đất hiếm và thịt gà cho cả hai nước. Trung Quốc có lợi thế so sánh trong sản xuất thịt gà không? Giả sử Trung Quốc muốn tiêu thụ 64 tỉ pounds thịt gà và 12 ngàn tấn đất hiếm. Hãy chỉ ra điểm này trên đồ thị khả năng sản xuất. Có thể không cần thông thương không?

BƯỚC 1: Tính chi phí cơ hội của đất hiếm và thịt gà cho cả hai nước.

Hãy xem lại phần "Lợi thế so sánh và lợi ích từ thương mại"

Đường biên khả năng sản xuất cho cả hai nước đều là đường thẳng, suy ra chi phí cơ hội của thịt gà theo đất hiếm là một hằng số. Độ dốc đường biên khả năng sản xuất của Trung quốc là -1/4 (độ dốc được định nghĩa là sự thay đổi theo biến y - tức đất hiếm - chia cho sự thay đổi theo biến x - tức thịt gà - trong trường hợp này bằng -20/80 = -1/4), và độ dốc đường biên khả năng sản xuất của Hoa Kỳ là -1/10. Như vậy chi phí cơ hội của Trung Quốc để sản xuất 1 ngàn tấn đất hiếm là 4 tỉ pounds thịt gà, và chi phí cơ hội của Hoa Kỳ để sản xuất 1 ngàn tấn đất hiếm là 10 tỉ pounds thịt gà. Tương tự, chi phí cơ hội của Trung Quốc để sản xuất 1 tỉ pounds thịt gà là 1/4 ngàn tấn (250 tấn) đất hiếm, và chi phí cơ hội của Hoa Kỳ để sản xuất 1 tỉ pounds thịt gà là 1/10 ngàn tấn (100 tấn) đất hiếm.

BƯỚC 2: Trung Quốc có lợi thế so sánh trong sản xuất thịt gà không?

Hãy xem lại phần "Lợi thế so sánh và lợi ích từ thương mại"

Một nước có lợi thế so sánh trong sản xuất một hàng hóa nếu chi phí cơ hội sản xuất thấp hơn so với một nước khác. Trong trường hợp này, chi phí cơ hội để sản xuất 1 tỉ pounds thịt gà là 1/4 ngàn tấn (250 tấn) đất hiếm đối với Trung Quốc và 1/10 ngàn tấn (100 tấn) đất hiếm đối với Hoa Kỳ. Vì 1/10 nhỏ hơn 1/4 nên Hoa Kỳ, chứ không phải Trung Quốc, có lợi thế so sánh trong sản xuất thịt gà.

BƯỚC 3: Giả sử Trung Quốc muốn tiêu thụ 64 tỉ pounds thịt gà và 12 ngàn tấn đất hiếm. Hãy chỉ ra điểm này trên đồ thị khả năng sản xuất. Có thể không cần thông thương không?

Hãy xem lại phần "Lợi thế so sánh và lợi ích từ thương mại"

Như trình bày ở hình dưới đây, mức tiêu thụ 64 tỉ pounds thịt gà và 12 ngàn tấn đất hiếm của Trung Quốc được minh họa ở điểm B, tức nằm ngoài đường biên sản xuất nếu không thông thương. Nếu Trung Quốc tiêu thụ 64 tỉ pounds thịt gà và không thông thương, họ chỉ có thể tiêu tụ 4 ngàn tấn đất hiếm, được vẽ ở điểm A. Như vậy, nếu không thông thương, mức độ tiêu thụ cả hai hàng hóa này là bất khả.


(Còn tiếp)

-- Nguồn: Paul Krugman (Nobel kinh tế 2008), Robin Wells, Kathryn Graddy (2014) Kinh tế học căn bản, xuất bản lần ba.
-- Bài được tập hợp tại Kinh tế học căn bản

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét